Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 có thể lệ ra sao?
- Cách thức dự thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
- Tài liệu tham khảo cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là gì?
- Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động là gì?
Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 có thể lệ ra sao?
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ, cảm nhận về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động không quá 1000 từ?
Để tham gia cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024, các bạn truy cập vào đường link: Tại đây
Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 có thể lệ như sau:
- Nội dung Cuộc thi
Tập trung tìm hiểu các kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, gồm: các văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Bộ luật Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, các văn bản, tài liệu đã được ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Hình thức
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến (online) trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).
- Thời gian tổ chức Cuộc thi
+ Thời gian bắt đầu Cuộc thi: Từ 0h00 ngày 15/4/2024
+ Thời gian kết thúc Cuộc thi: 0h00 ngày 15/5/2024
+ Thời gian trao giải dự kiến: Từ tuần thứ ba của tháng 5/2024
- Đề thi
Đề thi được thiết kế gồm 03 phần:
+ Phần kiến thức (20 câu hỏi trắc nghiệm, được máy tính lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi của Ban Tổ chức Cuộc thi).
+ Phần dự đoán số người tham dự Cuộc thi (01 câu hỏi).
+ Phần trình bày suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận hoặc câu chuyện hay, ấn tượng, tình huống (gọi chung là bài luận ngắn) về việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (không quá 1.000 chữ).
- Mỗi câu hỏi kiến thức có từ 02 đến 05 phương án trả lời, người dự thi chỉ được lựa chọn 01 (một) phương án trả lời đúng nhất.
- Thời gian làm bài thi: tối đa 60 phút.
Cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách thức dự thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như thế nào?
Cách thức dự thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 như sau:
Bước 1: Sử dụng các thiết bị đa phương tiện (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng...) có kết nối Internet truy cập vào Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn)/Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác An toàn, vệ sinh lao động” hoặc quét mã QR Code của Cuộc thi để tham gia Cuộc thi.
Bước 2: Sau khi truy cập vào Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn), thí sinh phải điền đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân vào các trường thông tin đã được mặc định, bao gồm:
(1) Họ và tên;
(2) Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/ Số định danh cá nhân;
(3) Số điện thoại liên lạc;
(4) Địa chỉ email (không bắt buộc);
(5) Địa chỉ thường trú/tạm trú (quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh - tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương);
(6) Đơn vị công tác (thí sinh điền thông tin đơn vị đang làm việc, công tác);
(7) Công đoàn ngành, LĐLĐ địa phương (Thí sinh tick chọn Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương có sẵn trên hệ thống).
(8) Cấp công đoàn quản lý (thí sinh điền thông tin cấp công đoàn cấp trên trực tiếp)
Sau khi điền đầy đủ các thông tin nêu trên, thí chọn nút “vào thi” để bắt đầu trả lời các câu hỏi do Ban Tổ chức đưa ra.
Bước 3: Thực hiện bài thi
Sau khi hoàn thành xong 3 phần thi, thí sinh bấm vào nút “Nộp bài thi” để kết thúc dự thi.
Lưu ý:
- Thông tin của người dự thi là căn cứ để Ban Tổ chức xét và trao giải. Ban Tổ chức không công nhận kết quả đối với thí sinh đăng ký thông tin cá nhân không chính xác.
- Thí sinh phải thực hiện đủ 03 phần thi mới thực hiện được bước “Nộp bài thi” để hoàn thành bài thi.
- Mỗi thí sinh dự thi chỉ được tham gia thi 01 lần.
Tài liệu tham khảo cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024 là gì?
Dưới đây là tài liệu tham khảo cuộc thi trực tuyến công nhân viên chức lao động tìm hiểu an toàn vệ sinh lao động năm 2024
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
- Nghị quyết 10c/NQ-BCH (12/01/2017)
- Kết luận 08/KL-BCH (11/01/2023): Tải về
- Chỉ thị 31-CT/TW (19/3/2024)
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.