Cúng ông Công ông Táo năm 2025 ngày nào đẹp? Đưa ông táo về trời ngày mấy dương lịch năm 2025?

Cúng ông Công ông Táo năm 2025 ngày nào đẹp? Đưa ông táo về trời ngày mấy dương lịch năm 2025?

Cúng ông Công ông Táo năm 2025 ngày nào đẹp? Đưa ông táo về trời ngày mấy dương lịch năm 2025?

Xem thêm: Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào?

Xem thêm: Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025

Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những phong tục truyền thống quan trọng của người Việt, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm.

Đây là dịp để các gia đình bày tỏ lòng thành kính, tiễn đưa các Táo quân về trời báo cáo những sự kiện trong năm vừa qua và cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc. Việc chọn ngày giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với tín ngưỡng dân gian mà còn mang ý nghĩa cầu mong may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình.

Lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, tức thứ tư ngày 22/01/2025 dương lịch.

Theo quan niệm dân gian, các Táo quân sẽ lên chầu trời vào giờ Ngọ (11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp, vì vậy lễ cúng ông Công ông Táo năm 2025 nên được thực hiện trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Tuy nhiên, đối với những gia đình không thể cúng vào ngày 23 thì cũng có thể tham khảo những ngày đẹp sau đây để cũng ông Công ông Táo trong năm 2025:

Các ngày đẹp để cúng:

- Ngày 19 tháng Chạp (18/01/2025 dương lịch): Ngày Giáp Thân, hoàng đạo Kim Quỹ.

- Ngày 20 tháng Chạp (19/01/2025 dương lịch): Ngày Ất Dậu, hoàng đạo Kim Đường.

- Ngày 21 tháng Chạp (20/01/2025 dương lịch): Ngày Bính Tuất, hoàng đạo Ngọc Đường.

- Ngày 23 tháng Chạp (22/01/2025 dương lịch): Ngày Mậu Tý, hoàng đạo Kim Đường.

Các khung giờ hoàng đạo trong những ngày này:

- Ngày 19 tháng Chạp: Tý (23h–1h), Sửu (1h–3h), Thìn (7h–9h), Tỵ (9h–11h), Mùi (13h–15h), Tuất (19h–21h).

- Ngày 20 tháng Chạp: Tý (23h–1h), Dần (3h–5h), Mão (5h–7h), Ngọ (11h–13h), Mùi (13h–15h), Dậu (17h–19h).

- Ngày 21 tháng Chạp: Sửu (1h–3h), Thìn (7h–9h), Ngọ (11h–13h), Mùi (13h–15h), Tuất (19h–21h), Hợi (21h–23h).

- Ngày 23 tháng Chạp: Dần (3h–5h), Mão (5h–7h), Tỵ (9h–11h), Thân (15h–17h), Tuất (19h–21h)

Tuy nhiên lưu ý, nên hoàn thành lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp,

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cúng thường được chuẩn bị tùy theo đặc trưng văn hóa và ẩm thực của từng vùng miền. Dưới đây là gợi ý về mâm cúng ông Công ông Táo cho ba miền Bắc, Trung, Nam:

Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

- 1 đĩa gạo

- Hành muối

- 1 đĩa muối

- Xôi gấc

- 3 chén rượu

- Giò heo

- Thịt heo luộc

- Canh mọc

- Gà luộc hoặc quay

- Cá nướng

- Đĩa rau xào

- 1 tập giấy tiền, vàng mã

- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...

- 1 lọ hoa cúc

Ngoài các món ăn, lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo bao gồm:

- Cá chép sống hoặc giấy: Phương tiện để các Táo quân lên chầu trời.

- Bộ mũ áo Táo quân: Gồm 3 bộ (2 cho Táo ông và 1 cho Táo bà) cùng tiền vàng mã.

- Hương, đèn, nến: Tượng trưng cho sự ấm cúng và thiêng liêng.

Đặc biệt tùy vào từng vùng miền mà các mâm cỗ cũng có sự khác nhau:

Miền Bắc:

  • Gà luộc nguyên con: Thường buộc chéo cánh, biểu trưng cho sự đoàn kết và may mắn.
  • Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh: Màu đỏ của xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng.
  • Bánh chưng: Món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ Tết.
  • Giò lợn: Thể hiện sự đầy đủ, sung túc.
  • Canh măng hầm chân giò: Món canh truyền thống, bổ dưỡng.
  • Rau xào thập cẩm: Đa dạng các loại rau củ, biểu trưng cho sự phong phú.
  • Trái cây tươi: Thường là mâm ngũ quả với 5 loại trái cây khác nhau.
  • Trầu cau, rượu nếp, trà sen: Các lễ vật truyền thống thể hiện lòng thành kính.
  • Hoa đào: Loại hoa đặc trưng của miền Bắc trong dịp Tết.

Miền Trung:

  • Cơm, canh, gà luộc, thịt luộc, nem rán: Các món ăn tương tự miền Bắc.
  • Cá ngừ hoặc cá thu: Đặc sản vùng biển miền Trung.
  • Xôi chè: Món ăn ngọt đặc trưng trong các dịp lễ.
  • Trái cây tươi, trầu cau, rượu, trà: Các lễ vật không thể thiếu.

Miền Nam:

  • Gà luộc hoặc quay: Món chính trong mâm cỗ.
  • Thịt heo luộc, giò heo: Các món thịt phổ biến.
  • Rau xào, củ kiệu, củ cải muối: Các món ăn kèm đặc trưng.
  • Xôi gấc: Món xôi màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
  • Canh mọc: Món canh thanh đạm.
  • Trái cây tươi, trầu cau, trà, rượu: Các lễ vật truyền thống.
  • Đậu phộng, kẹo vừng đen: Món ăn vặt đặc trưng của miền Nam.

Trên đây là mâm cúng ông Công, ông Táo dành cho bạn đọc tham khảo

Đốt vàng mã cúng Tết ông Công, ông Táo cần lưu ý điều gì?

Hiện nay, quy định pháp luật không cấm người dân đốt vàng mã.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tai khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này..

Theo quy định trên, có thể thấy đốt vàng mã khi cúng Tết ông Công, ông Táo không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình đốt vàng mã (tại nơi tổ chức lễ hội) khi cúng Tết ông Công, ông Táo người dân cần lưu ý thực hiện đúng nơi quy định.

Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Đối với tổ chức vi phạm mức phạt tiền gấp đôi đối với cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
196 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào