Cục Thủy sản có tư cách pháp nhân không? Trong hoạt động quản lý nuôi trồng thủy sản Cục Thủy sản có trách nhiệm như thế nào?
Cục Thủy sản có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1786/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Thủy sản là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Thủy sản thành Cục Thủy sản và Cục Kiểm ngư.
Cục Thủy sản thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; đăng kiểm tàu cá, quản lý tàu cá, tàu công vụ thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; tổ chức sản xuất thủy sản gắn với chế biến, thương mại thủy sản, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thủy sinh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Thủy sản có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục Thủy sản đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy theo quy định trên Cục Thủy sản có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Cục Thủy sản có tư cách pháp nhân không? Trong hoạt động quản lý nuôi trồng thủy sản Cục Thủy sản có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Cục Thủy sản có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 1786/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức Cục Thủy sản như sau:
- Lãnh đạo Cục Thủy sản:
Cục Thủy sản có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định, trong đó:
+ Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục.
+ Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
+ Cục trưởng có trách nhiệm:
++ Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục.
++ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu thuộc Cục.
++ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ.
++ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
- Các tổ chức tham mưu bao gồm:
+ Văn phòng Cục.
+ Phòng Kế hoạch, Tài chính.
+ Phòng Pháp chế, Thanh tra.
+ Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.
+ Phòng Nuôi trồng thủy sản.
+ Phòng Giống và Thức ăn thủy sản.
+ Phòng Khai thác thủy sản.
+ Phòng Quản lý tàu cá và Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Trung tâm Thông tin thủy sản.
+ Trung tâm Đăng kiểm tàu cá.
+ Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản.
Trong hoạt động quản lý nuôi trồng thủy sản Cục Thủy sản có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 1786/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định trách nhiệm của Cục Thủy sản trong hoạt động quản lý nuôi trồng thủy sản như sau:
- Thứ nhất, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
+ Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản.
+ Nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
+ Thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
+ Nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
+ Nội dung, trình tự, thủ tục:
++ Chứng nhận cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản, trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (gọi tắt là Phụ lục CITES), loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
++ Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng, khai thác từ tự nhiên.
+ Quy định về chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
+ Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
+ Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
+ Danh mục tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
- Thứ hai, thực hiện kiểm tra, cấp phép:
+ Kiểm tra, tham mưu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo quy định pháp luật.
+ Cấp phép nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học theo quy định.
- Thứ ba, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về:
+ Nuôi trồng thủy sản; an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản.
+ Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.
+ Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng, khai thác từ tự nhiên.
+ Chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục CITES, các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
+ Mùa vụ, quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
+ Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
+ Tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản trong khu vực đồng quản lý.
+ Quan trắc, cảnh báo, giám sát, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
+ Chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản.
- Cuối cùng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản trên biển kết hợp với trồng và bảo vệ rừng ngập mặn; phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và đất liền theo hướng công nghiệp, sinh thái.
Quyết định 1786/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 có hiệu lực từ ngày 19/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.