Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc không được lợi dụng tăng giá thuốc điều trị đau mắt đỏ?
Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc không được lợi dụng tăng giá thuốc điều trị đau mắt đỏ?
Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế đã ban hành Công văn 9474/QLD-GT năm 2023 về bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ
Để bảo đảm việc cung ứng thuốc và kiểm soát giá các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh thuốc như sau:
3. Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh thuốc:
- Đề nghị các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ ch động triển khai kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thi thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đng hợp đồng cung ứng thuốc trúng thầu đã ký kết.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
Theo đó, Cục quản lý Dược đã có yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh thuốc:
Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc không được lợi dụng tăng giá thuốc điều trị đau mắt đỏ?
Yêu cầu bảo đảm việc cung ứng thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ ra sao?
Tại Công văn 9474/QLD-GT năm 2023 Cục quản lý Dược đã đưa ra các yêu cầu nhằm bảo đảm việc cung ứng thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ như sau:
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức ph hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thi thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và tăng giá thuốc bất hợp lý nhằm trục lợi.
- Chỉ đạo các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện đng quy định về bán thuốc theo đơn và chịu trách nhiệm hướng dẫn người dân khi mua thuốc, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ca thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu phát hiện), đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý
Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế:
- Khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức ph hợp để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thi thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở và nghiêm túc tuân thủ quy định về thặng số bán lẻ tại các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ điều trị như thế nào?
Tại tiểu mục 4 Mục 8 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt ban hành kèm theo Quyết định 40/QĐ-BYT năm 2015 Bộ Y tế hướng dẫn điều trị bệnh đau mắt đỏ như sau:
Nguyên tắc điều trị
- Điều trị tích cực và khẩn trương
- Điều trị tại chỗ và toàn thân
- Điều trị theo nguyên nhân
- Phát hiện nguồn lây để điều trị và phòng lây lan
Phác đồ điều trị
Tại mắt
- Bóc màng hằng ngày
- Rửa mắt liên tục bằng nước muối sinh lý 0,9 % để loại trừ mủ và tiết tố
- Trong những ngày đầu bệnh diễn biến nhanh, tra nhiều lần thuốc dưới dạng dung dịch (15-30 phút/lần) một trong các nhóm sau:
+ Aminoglycosid: tobramycin...
+ Fluoroquinolon: ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, gatifloxacin...
+ Thận trọng khi dùng Corticoid: Prednisolon acetat, Fluorometholon.
- Khi bệnh thuyên giảm có thể giảm số lần tra mắt.
- Phối hợp tra thuốc mỡ một trong các nhóm trên trưa và tối.
- Dinh dưỡng giác mạc và nước mắt nhân tạo.
Toàn thân:
- Chỉ dùng trong viêm kết mạc do lậu cầu, bạch hầu.
- Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau khi bệnh tiến triển nặng, kèm theo triệu chứng toàn thân.
+ Fluoroquinolon: chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
+ Thuốc nâng cao thể trạng.
+ Cephalosprin thế hệ 3:
Người lớn:
▪ Nếu giác mạc chưa loét: Liều duy nhất 1 gram tiêm bắp
▪ Nếu giác mạc bị loét: 1 gram x 3 lần / ngày tiêm tĩnh mạch
Trẻ em: Liều duy nhất 125mg tiêm bắp hoặc 25mg/kg cân nặng 2-3 lần/ngày x 7ngày tiêm bắp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.