Cục Kiểm ngư thuộc Bộ nào? Trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Cục Kiểm ngư có trách nhiệm như thế nào?

Cho tôi hỏi: Cục Kiểm ngư thuộc Bộ nào? Trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Cục Kiểm ngư có trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Dương đến từ Đồng Tháp.

Cục Kiểm ngư thuộc Bộ nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1789/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:

Vị trí và chức năng
1. Cục Kiểm ngư là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Thủy sản thành Cục Kiểm ngư và Cục Thủy sản.
Cục Kiểm ngư thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về kiểm ngư, chuyên môn nghiệp vụ kiểm ngư; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Kiểm ngư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định trên Cục Kiểm ngư là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cục Kiểm ngư thuộc Bộ nào? Trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Cục Kiểm ngư có trách nhiệm như thế nào?

Cục Kiểm ngư thuộc Bộ nào? Trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Cục Kiểm ngư có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức tham mưu thuộc Cục Kiểm ngư là những tổ chức nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1789/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục:
a) Cục Kiểm ngư có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
c) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu thuộc Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Tổ chức và Xây dựng lực lượng;
d) Phòng Nghiệp vụ Kiểm ngư;
đ) Phòng Pháp chế, Thanh tra;
e) Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản;
g) Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.
3. Các Chi cục trực thuộc:
a) Chi cục Kiểm ngư Vùng I, trụ sở đặt tại thành phố Hải Phòng;
b) Chi cục Kiểm ngư Vùng II, trụ sở tại tỉnh Quảng Nam;
c) Chi cục Kiểm ngư Vùng III, trụ sở tại tỉnh Khánh Hòa;
d) Chi cục Kiểm ngư Vùng IV, trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
đ) Chi cục Kiểm ngư Vùng V, trụ sở tại tỉnh Kiên Giang.

Như vậy theo quy định trên các tổ chức tham mưu thuộc Cục Kiểm ngư gồm có:

- Văn phòng Cục;

- Phòng Kế hoạch, Tài chính;

- Phòng Tổ chức và Xây dựng lực lượng;

- Phòng Nghiệp vụ Kiểm ngư;

- Phòng Pháp chế, Thanh tra;

- Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản;

- Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.

Trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Cục Kiểm ngư có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 1789/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Cục Kiểm ngư có trách nhiệm như sau:

- Đầu tiên, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Quy định thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; danh mục, chế độ quản lý, bảo vệ và khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; quy chế quản lý khu bảo tồn biển; quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.

+ Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước; chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên theo quy định của pháp luật.

+ Quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; quy định thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh; danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; danh mục và hướng dẫn quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản.

- Thứ hai, tham mưu trình Bộ trưởng quy định về quản lý đối với khu bảo tồn biển trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển cấp quốc gia nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Thứ ba, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn và nghiệp vụ, kiểm tra thực hiện các quy định về: đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.

- Thứ tư, thực thi quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trong lĩnh vực thủy sản; cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật.

- Thứ năm, chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện:

+ Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

+ Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.

+ Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Thứ sáu, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện nội dung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Thứ bảy, tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề; điều tra, khảo sát, thực hiện bảo tồn giống gốc các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm; điều tra, xác định khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước.

- Thứ tám, thẩm định, đánh giá tác động các hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.

- Cuối cùng, tổ chức xây dựng, quản lý, hướng dẫn cập nhật, truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

Quyết định 1789/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 19/5/2023

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,267 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào