CSGT được bắn tốc độ ở những đoạn đường nào? Những vị trí nào cảnh sát giao thông được phép bắn tốc độ?
CSGT được bắn tốc độ ở những đoạn đường nào? Những vị trí nào cảnh sát giao thông được phép bắn tốc độ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về tuần tra, kiểm soát cơ động như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai
1. Tuần tra, kiểm soát cơ động
Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
Như vậy, CSGT khi tuần tra, kiểm soát giao thông được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm và tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Danh mục I kèm theo Nghị định 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ có nêu các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh.
Như vậy, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh (máy bắn tốc độ) là thiết bị đo tốc độ có ghi hình ảnh được lắp đặt cố định trên tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh của người, phương tiện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ
Theo đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của các chức danh sau đây:
Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được lắp đặt, sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của các chức danh sau đây:
a) Người có thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Trưởng Công an cấp huyện); Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc tương đương thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Công an cấp tỉnh) gồm: Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát đường thủy (sau đây viết chung là Cảnh sát giao thông), Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát cơ động; Chánh thanh tra Công an cấp tỉnh; Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động; Giám đốc Công an cấp tỉnh;
...
Như vậy, hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định giới hạn phạm vi sử dụng máy bắn tốc độ mà chỉ quy định, máy bắn tốc độ chỉ được phép sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của người có thẩm quyền.
Do đó, CSGT có quyền kiểm soát giao thông thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.
CSGT được bắn tốc độ ở những đoạn đường nào? Những vị trí nào cảnh sát giao thông được phép bắn tốc độ? (Hình ảnh Internet)
Khi bắn tốc độ kết quả thu thập được bằng phải được ghi nhận bằng gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP có quy định k ết quả thu thập được bằng máy bắn tốc độ như sau:
Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
2. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Tên cơ quan, đơn vị và chữ ký, họ tên của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (trường hợp xác minh được);
c) Bản ảnh, hình ảnh (đối với thiết bị ghi hình, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh); âm thanh (đối với thiết bị ghi âm);
d) Chỉ số đo, phân tích (đối với phương tiện, thiết bị có chức năng đo lường, phân tích, kiểm định);
đ) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
e) Hành vi vi phạm hoặc kết luận về kết quả đo lường, phân tích, kiểm định;
g) Các thông tin khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).
Như vậy, kết quả thu thập được bằng máy bắn tốc độ phải được ghi nhận bằng văn bản.
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ năm 2024?
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô:
Tốc độ | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). | |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. ((điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP); |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. (điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h | - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy:
Tốc độ | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. (điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). | |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). | |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng(điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Tốc độ | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). | |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h | Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (điểm b khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.