Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đặt ở vị trí nào? Trong nhà gác đường ngang cần phải bố trí các thiết bị gì?
Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đăt ở vị trí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
1. Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt:
a) Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m). Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m), cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang;
b) Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường ở bên trái theo hướng tàu chạy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được quy định như sau:
- Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m).
Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m), cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang;
- Vị trí đặt cột tín hiệu ngăn đường ở bên trái theo hướng tàu chạy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt.
Cột tín hiệu ngăn đường trên đường sắt được đăt ở vị trí nào? Trong nhà gác đường ngang cần phải bố trí các thiết bị gì? (Hình từ internet)
Trong nhà gác đường ngang cần phải bố trí các thiết bị gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Thiết bị tại nhà gác đường ngang
1. Trong nhà gác đường ngang phải bố trí đầy đủ các thiết bị sau đây:
a) Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
b) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
d) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
đ) Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 của Thông tư này;
e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
g) Đồng hồ báo giờ.
...
Như vậy, căn cứ theo nội dung nêu trên quy định về thiết bị trong nhà gác phải được bố trí gồm các thiết bị sau:
- Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
- Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
- Thiết bị điều khiển chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.
- Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
- Đồng hồ báo giờ.
Quy định về đường sắt trong phạm vi đường ngang thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về đường sắt trong phạm vi đường ngang như sau:
Đối với yêu cầu về kỹ thuật:
- Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó (sau đây gọi là khe ray) đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;
+ Chiều rộng khe ray:
++ Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét (m) trở lên: khe ray rộng 75 milimét (mm);
++ Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét (m): khe ray rộng 75 milimét (mm) + 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;
+ Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);
+ Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;
+ Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;
+ Trường hợp đặt ray hộ bánh quy định tại điểm a Khoản này, hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt; chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét (mm), khe ray tại vị trí bắt đầu uốn theo quy định tại điểm b Khoản này, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét (mm). Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;
+ Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Trường hợp đường bộ tại đường ngang rộng phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;
+ Các phụ kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.
Đối với yêu cầu về vật liệu:
- Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép; hạn chế sử dụng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ trong phạm vi đường ngang đối với đường ngang hiện hữu; không sử dụng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ trong phạm vi đường ngang xây dựng mới;
- Nền đá ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định;
- Việc sử dụng vật tư, vật liệu lắp đặt cho đường ngang phải bảo đảm tiêu chuẩn về vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình đường sắt.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.