Công văn có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hướng dẫn cách soạn thảo Công văn và những lưu ý khi soạn thảo Công văn?

"Cho tôi hỏi Công văn có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hướng dẫn cách soạn thảo Công văn và tôi cần lưu ý những gì khi soạn thảo Công văn?" Cảm ơn TVPL rất nhiều" - Đây là câu hỏi của anh Tiến Đạt đến từ Long An.

Công văn có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:

"Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật."

Tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) có liệt kê hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:

- Hiến pháp.

-. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Dựa vào những căn cứ trên thì Công văn không phải văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy trình tự, thủ tục ban hành Công văn được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi để giải quyết công việc khẩn cấp.

Công văn có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hướng dẫn cách soạn thảo Công văn và những lưu ý khi soạn thảo Công văn?

Công văn có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Hướng dẫn cách soạn thảo Công văn và những lưu ý khi soạn thảo Công văn? (Hình từ Internet)

Có những loại Công văn nào?

Hiện nay có 7 loại Công văn được sử dụng phổ biến, cụ thể như sau:

- Công văn hướng dẫn

- Công văn giải thích

- Công văn chỉ đạo

- Công văn đôn đốc, nhắc nhở

- Công văn đề nghị, yêu cầu

- Công văn phúc đáp

- Công văn xin ý kiến

Hướng dẫn cách soạn thảo Công văn?

- Mỗi Công văn chứa một chủ đề duy nhất, rõ ràng.

- Câu chữ ngắn gọn, súc tích, bám sát vấn đề chính.

- Văn phong nghiêm túc, lịch sự, có tính thuyết phục cao.

- Tuân thủ đúng thể thức theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức của Công văn phải có các thành phần chính cụ thể như sau:

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ;

- Tên cơ quan, tổ chức ban hành Công văn;

- Số, ký hiệu Công văn;

- Địa danh, thời gian ban hành Công văn;

- Tên loại, trích yếu nội dung Công văn;

- Nội dung Công văn;

- Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức;

- Nơi nhận.

Những lưu ý khi thực hiện soạn thảo Công văn?

- Ký hiệu Công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo/lĩnh vực được giải quyết.

- Trích yếu nội dung của Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 12 - 13, kiểu chữ đứng; đặt canh giữa dưới số và ký hiệu Công văn, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.

- Nơi nhận Công văn:

+ Gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;

+ Phần “Nơi nhận” phía dưới là từ “Như trên”, tiếp sau đó là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác được nhận văn bản.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

18,621 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào