Công văn 5321 hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng 2024 2025 tại TPHCM? Khung chương trình năm học 2024 2025 tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Công văn 5321 hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng 2024 2025 tại TPHCM? Khung chương trình năm học 2024 2025 tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Công văn 5321 hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng 2024 2025 tại TPHCM?

Ngày 27/8/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 5321/SGDĐT-VP năm 2024 tải về về hướng dẫn tổ chức Lễ Khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2024 - 2025.

Theo đó, Công văn 5321/SGDĐT-VP năm 2024 hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng 2024 - 2025 như sau:

Xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên phụ trách, đảm bảo tính an toàn, vui tươi, ý nghĩa, ngắn gọn, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Chương trình khai giảng cần chú trọng tạo dấu ấn, hấp dẫn đối với học sinh - học viên, giúp các em có những trải nghiệm đáng nhớ trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025 đồng loạt vào buổi sáng ngày 05/9/2024. Chương trình Lễ Khai giảng ngắn gọn gồm các nội dung như sau:

+ Văn nghệ chào mừng;

+ Nghi thức đón học sinh đầu cấp (ngắn gọn, ý nghĩa);

+ Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng bản nhạc có lời bài hát được ghi sẵn);

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

+ Báo cáo và cắt băng khánh thành (đối với trường mới);

+ Đọc thư của Chủ tịch nước (mời Lãnh đạo địa phương);

+ Diễn văn khai giảng của Hiệu trưởng (ngắn gọn);

+ Đánh trống khai trường (Hiệu trưởng đánh trống khai trường);

+ Tặng hoa chúc mừng (Lãnh đạo Thành phố, nếu có);

+ Khen thưởng, trao học bổng (nếu có);

+ Bế mạc.

Sau phần Lễ, nhà trường tổ chức phần Hội để tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng năm học mới, đảm bảo tuyệt đối an toàn, lành mạnh.

Lưu ý có chương trình đặc thù theo từng cấp học:

+ Đối với Giáo dục Mầm non: triển khai tổ chức Ngày hội “Bé vui đến trường”, trong đó, tập trung các hình thức sinh hoạt đa dạng, phong phú phù hợp từng đơn vị; tận dụng các không gian để bố trí các hoạt động như: trò chơi vận động, các hoạt động phát triển thẩm mỹ, trò chơi dân gian, xem xiếc, múa rối,…tạo không khí vui tươi phấn khởi cho trẻ.

+ Đối với giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT, GDNN-GDTX): 100% học sinh - học viên tham dự Lễ Khai giảng, đối với đơn vị không đủ điều kiện thì phải đảm bảo 100% học sinh - học viên đầu cấp và cuối cấp tham dự phần Lễ, nhưng phải đảm bảo 100% học sinh - học viên được tham dự phần Hội chào đón năm học mới sau phần Lễ.

Xem chi tiết nội dung tại Công văn 5321/SGDĐT-VP tải về ngày 27/8/2024.

Công văn 5321 hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng 2024 2025 tại TPHCM?

Công văn 5321 hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng 2024 2025 tại TPHCM? (Hình từ Internet)

Khung chương trình năm học 2024 2025 tại TP. Hồ Chí Minh như thế nào?

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2024 Tải về kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Theo đó, khung thời gian năm học 2024 2025 tại TP. Hồ Chí Minh chính thức như sau:

Các ngành học, cấp học

Ngày tưu trường

Ngày khai giảng

Học kỳ 1

Học kỳ 2

Ngày kết thúc năm học

Các kỳ thi và xét tốt nghiệp

Mầm non


Thứ năm ngày 05/09/2024

Từ 05/09/2024

Đảm bảo thực hiện đủ 18 tuần thực học

Từ ngày 13/01/2025

Đảm bảo thực hiện đủ 17 tuần thực học

Trước 31/5/2025


Tiểu học

Thứ hai ngày 26/8/2024

Lớp 1: 19/8/2024

Thứ năm ngày 05/09/2024

Từ 05/09/2024

Đảm bảo thực hiện đủ 18 tuần thực học

Từ ngày 13/01/2025

Đảm bảo thực hiện đủ 17 tuần thực học

Trước 31/5/2025


- Xét hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 30/6/2024

- Hoàn thành tuyển sinh lớp 1 năm học 2025-2026 trước ngày 31/7/2025

THCS


Thứ hai ngày 26/8/2024


Thứ năm ngày 05/09/2024

Từ 05/09/2024

Đảm bảo thực hiện đủ 18 tuần thực học

Từ ngày 13/01/2025

Đảm bảo thực hiện đủ 17 tuần thực học

Trước 31/5/2025

- Xét hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 30/6/2024

- Hoàn thành tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026 trước ngày 31/7/2025

THPT

Thứ hai ngày 26/8/2024


Thứ năm ngày 05/09/2024

Từ 05/09/2024

Đảm bảo thực hiện đủ 18 tuần thực học

Từ ngày 13/01/2025

Đảm bảo thực hiện đủ 17 tuần thực học

Trước 31/5/2025


- Hoàn thành tuyển sinh lớp 10 năm học 2025-2026 trước ngày 31/7/2025

GDTX (THCS)

Thứ hai ngày 26/8/2024

Thứ năm ngày 05/09/2024

Từ 05/09/2024

Đảm bảo thực hiện đủ 18 tuần thực học

Từ ngày 13/01/2025

Đảm bảo thực hiện đủ 17 tuần thực học

Trước 31/5/2025


Xét tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6/2025

GDTX (THPT)

Thứ hai ngày 26/8/2024

Thứ năm ngày 05/09/2024

Từ 05/09/2024

Đảm bảo thực hiện đủ 18 tuần thực học

Từ ngày 13/01/2025

Đảm bảo thực hiện đủ 17 tuần thực học

Trước 31/5/2025



Như vậy theo khung thời gian năm học 2024 2025, ngày đi học sinh lại chính thức của học sinh thành phố như sau:

- Mầm non: ngày khai giang thứ năm ngày 05/09/2024

- Tiểu học: thứ hai ngày 26/8/2024 riêng đối với lớp 1 là 19/8/2024

- Các cấp còn lại và GDTX: thứ hai ngày 26/8/2024

Trước đó, Bộ giáo dục và đào tạo đã có ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025

Theo đó:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy định độ tuổi học sinh tiểu học, THCS, THPT hiện nay như thế nào?

Tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, học sinh tiểu học, THCS, THPT hiện nay được tính theo quy định như trên.

Theo đó, trong những trường hợp bình thường thì tuổi vào lớp 1 sẽ là 6 tuổi, tuổi vào lớp 6 sẽ là 11 tuổi và tuổi vào lóp 10 sẽ là 15 tuổi.

Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi trên bao gồm:

- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;

- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

591 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào