Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại TP.HCM?
- Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại TP.HCM?
- Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng từ 1 7 2024 như thế nào?
- Thời giờ làm việc bình thường tối đa theo quy định hiện nay là bao nhiêu giờ?
Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại TP.HCM?
>>Lương tối thiểu vùng TPHCM 2024
Ngày 04/7/2024, Sở LĐTB&XH TPHCM ban hành Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ năm 2024 tải về về thực hiện Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Sở LĐTB&XH triển khai thực hiện mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định Bộ luật Lao động 2019 trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn Thành phố như sau:
(1) Về mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024
- Mức lương tối thiểu áp dụng trên địa bàn Thành phố kể từ ngày 01/7/2024 như sau:
+ Mức 4.960.000 đồng/tháng, theo giờ với mức 23.800 đồng/giờ, áp dụng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động trên địa bàn các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè (vùng I).
+ Mức 4.410.000 đồng/tháng, theo giờ với mức 21.200 đồng/giờ, áp dụng đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động trên địa bàn huyện Cần Giờ (vùng II).
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Đối với người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
(2) Áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024
- Về cơ chế và đối tượng áp dụng: mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người lao động, công đoàn và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động, trong đó:
+ Mức lương tối thiểu tháng được áp dụng đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo tháng.
+ Mức lương tối thiểu giờ được áp dụng đối với người lao động đang hưởng lương theo hình thức trả lương theo giờ.
+ Đối với người lao động đang hưởng lương theo các hình thức trả lương khác (theo tuần, theo ngày, theo sản phẩm, lương khoán) thì mức lương đang trả theo các hình thức trả lương này quy đổi theo tháng hoặc theo giờ (theo điểm a và điểm b, khoản 3 Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP) không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định. Việc quy đổi mức lương theo tháng hoặc theo giờ này do người sử dụng lao động lựa chọn, kết quả quy đổi nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ việc trả cho người lao động theo các hình thức so với mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ do Chính phủ quy định. Nghị định không yêu cầu phải thay đổi hình thức trả lương mà người sử dụng lao động và người lao động đã thỏa thuận.
- Về trách nhiệm thi hành: tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
+ Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại TP.HCM?
Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ hướng dẫn triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng từ 1 7 2024 như thế nào?
Tại Mục 3 Công văn 15883/SLĐTBXH-LĐ năm 2024 hướng dẫn triển khai thực hiện mức lương tối thiểu mới như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường việc hướng dẫn, hỗ trợ người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn cơ sở và người lao động trong các hoạt động đối thoại, thương lượng, nhất là thương lượng tập thể để thỏa thuận về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Chủ động nắm bắt tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý những vướng mắc phát sinh, hạn chế thấp nhất các tranh chấp lao động, đình công xảy ra, bảo đảm duy trì quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Kịp thời thông tin về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình triển khai thực hiện Nghị định 74/2024/NĐ-CP trong các doanh nghiệp trên địa bàn, những khó khăn, vướng mắc để có hướng dẫn xử lý kịp thời.
Thời giờ làm việc bình thường tối đa theo quy định hiện nay là bao nhiêu giờ?
Về thời giờ làm việc bình thường theo quy định hiện nay được quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, thời giờ làm việc bình thường theo quy định hiện nay không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Hiện nay, nhà nước vẫn luôn khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.