Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không?

Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không? - Câu hỏi từ Ân ( Sa Đéc)

Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất trong nước thì áp dụng mã loại hình gì trong tờ khai hải quan?

Nhằm hoàn thiện việc áp dụng quy định pháp luật, vừa qua Tổng cục Hải quan ban hành Mục 1 Công văn 4213/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn Công ty TNHH JX Nippon Oil & Energy Việt Nam về việc áp dụng mã loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa, nhiên liệu để phục vụ sản xuất trong nước như sau:

Theo quy định tại Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 thì:

a) Loại hình nhập khẩu:

Loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):

- Nhập khẩu từ nước ngoài;

- Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất;

- Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);

- Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

Theo đó, việc doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước theo loại hình A12 là phù hợp.

b) Loại hình xuất khẩu

Loại hình B11: Xuất kinh doanh, sử dụng trong trường hợp:

- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì áp dụng mã loại hình E62.

Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không?

Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không?

Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
...
4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
...
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đồng thời, Công văn 4213/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn về việc hoàn thuế GTGT như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.

Căn cứ Điều 22 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định việc tổ chức thu thuế GTGT:

- Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh; Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định như sau:

Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
...
4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).

Đồng thời theo hướng dẫn tại Công văn 4213/TCHQ-TXNK năm 2022 có hướng dẫn như sau:

Căn cứ các quy định nêu trên, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế GTGT nộp thừa đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan Thuế thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh.

Tuy nhiên, trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình nhập khẩu kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài không thuộc trường hợp xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019.

Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:

Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là nộp thừa theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm của người nộp thuế
Người nộp thuế khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 03 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp hồ sơ giấy người nộp thuế nộp công văn đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 27/CVĐNHNT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
Cơ quan hải quan nơi phát sinh khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nếu xác định kê khai của người nộp thuế là chính xác thì phản hồi thông tin về việc hồ sơ kê khai đã được chấp nhận cho người nộp thuế. Trường hợp xác định kê khai của người nộp thuế chưa chính xác, cơ quan hải quan phản hồi thông tin từ chối tiếp nhận hồ sơ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Trường hợp hồ sơ giấy cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu nội dung đề nghị của người nộp thuế với các quy định của pháp luật về quản lý thuế, nếu xác định không đủ điều kiện hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư trong thời hạn 08 giờ làm việc.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn hợp lệ của người nộp thuế đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 09/QĐHT/TXNK Phụ lục VI và thông báo cho người nộp thuế. Trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế thực hiện thông báo theo mẫu số 12/TBKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).

Như vậy, trong trường hợp được hoàn thuế GTGT thì áp dụng theo các quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
4,708 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào