Công trình đường cao tốc bao gồm những gì từ ngày 15/7/2023? Thẩm quyền quản lý đường cao tốc từ ngày 15/7/2023 thay đổi ra sao?
- Công trình đường cao tốc bao gồm những gì từ ngày 15/7/2023?
- Thẩm quyền quản lý đường cao tốc kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 thay đổi ra sao?
- Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc bao gồm những gì?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức giao thông trên đường cao tốc như thế nào?
Công trình đường cao tốc bao gồm những gì từ ngày 15/7/2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Công trình đường cao tốc gồm: Đường cao tốc; hệ thống thoát nước; công trình báo hiệu đường bộ; Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; trạm dừng nghỉ; trạm thu phí; hệ thống kiểm tra tải trọng xe; trạm bảo trì; công trình chiếu sáng; cây xanh; công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy; hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc; các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.
Theo như quy định trên, kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023, Công trình đường cao tốc gồm:
- Đường cao tốc
- Hệ thống thoát nước
- Công trình báo hiệu đường bộ
- Trung tâm quản lý, điều hành giao thông;
- Trạm dừng nghỉ;
- Trạm thu phí;
- Hệ thống kiểm tra tải trọng xe;
- Trạm bảo trì;
- Công trình chiếu sáng;
- Cây xanh;
- Công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy;
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý và liên lạc;
- Các công trình, thiết bị phụ trợ khác phục vụ quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì đường cao tốc.
Kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023, công trình đường cao tốc bao gồm những gì? Thẩm quyền quản lý đường cao tốc kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 thay đổi ra sao?
Thẩm quyền quản lý đường cao tốc kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 thay đổi ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 32/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6, khoản 7 Điều 3 như sau:
“6. Cơ quan quản lý đường cao tốc là tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường cao tốc; cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Theo như quy định trên, kể từ ngày 01/7/2023 cơ quan quản lý đường cao tốc là:
- Tổ chức tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đường cao tốc;
- Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Hiện hành, cơ quan quản lý đường cao tốc gồm Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 32/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc
1. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc, gồm:
a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;
b) Quản lý, điều hành, giám sát giao thông trên đường cao tốc;
c) Thông tin trên đường cao tốc;
d) Tuần tra, tuần kiểm trên đường cao tốc;
đ) Đưa vào khai thác sử dụng và tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc;
e) Thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc.
2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
3. Đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc, xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc bao gồm:
- Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc
- Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
- Đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc, xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc.
Đồng thời tại nội dung quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc được thay đổi như sau:
- Điều hành giao thông trên đường cao tốc (hiện hành là Điều hành giao thông trên đường cao tốc)
- Tuần tra, tuần kiểm trên đường cao tốc (hiện hành là Tuần tra, tuần đường, tuần kiểm trên đường cao tốc)
- Thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức giao thông trên đường cao tốc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 32/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Tổ chức giao thông trên đường cao tốc
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm:
a) Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý;
b) Thỏa thuận phương án tổ chức giao thông với Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khác trong trường hợp đường cao tốc hoặc đường khác do các cơ quan này đầu tư xây dựng kết nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao đầu tư xây dựng đường cao tốc trên địa bàn địa phương mình và địa phương khác phải thỏa thuận với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường cao tốc đi qua trước khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông.
Theo đó, kể từ ngày 01/7/2023, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phải chịu những trách nhiệm theo quy định trên.
Nghị định 25/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.