Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật? Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao?

Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật? Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao?

Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật?

Hình chữ nhật là một tứ giác sở hữu bốn góc vuông. Hay nói cách khác, đây là một dạng đặc biệt của hình bình hành, trong đó mỗi góc đều là góc vuông (90 độ). Hình chữ nhật có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Đặc điểm

- Về 4 góc: Tất cả các góc trong hình chữ nhật đều là góc vuông.

- Về 4 cạnh: Hai cặp cạnh đối của hình chữ nhật song song và có độ dài bằng nhau. Trong đó, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn cũng bằng nhau.

- Về 2 đường chéo: Hai đường chéo của hình chữ nhật có độ dài bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Mặc dù không tạo thành góc vuông như ở hình vuông nhưng chúng đối xứng nhau qua trung điểm.

Chu vi hình chữ nhật bằng tổng độ dài tất cả các cạnh.

Chu vi hình chữ nhật bằng chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.


Công thức tính chu vi hình chữ nhật là:

P = (a + b) x 2

Trong đó:

P là chu vi hình chữ nhật (đơn vị độ dài m, cm, mm,...)

a là chiều dài hình chữ nhật (đơn vị độ dài m, cm, mm,...)

b là chiều rộng hình chữ nhật (đơn vị độ dài m, cm, mm,...)

Ví dụ: Một hình chữ nhật có chiều dài là 10 cm và chiều rộng là 5 cm. Tính chu vi của hình chữ nhật?

Chu vi hình chữ nhật là:

P = 2 x (10cm + 5cm) = 2 x 15cm = 30cm

Như vậy, chu vi của hình chữ nhật là 30 cm.

Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật? Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao?

Công thức tính Chu vi hình chữ nhật? Ví dụ về tính chu vi hình chữ nhật? Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao? (Hình ảnh Internet)

Các bước tính chu vi hình chữ nhật ra sao?

Dưới đây là 03 bước tính chu vi hình chữ nhật:

- Bước 1: Đầu tiên, xác định chiều dài và chiều rộng của hình: Đo hoặc lấy số liệu cho chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

- Bước 2: Sau đó, áp dụng công thức: Sử dụng công thức P = (a + b) x 2 để tính chu vi.

- Bước 3: Cuối cùng, thực hiện phép tính: Cộng chiều dài và chiều rộng, sau đó nhân kết quả với 2 để tìm chu vi.

Đặc điểm môn Toán theo Thông tư 32 như thế nào?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định đặc điểm Môn Toán giáo dục phổ thông như sau:

+ Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo dục STEM.

+ Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.

+ Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học.

+ Trong chương trình giáo dục phổ thông, Toán là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Toán giúp học sinh hiểu được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Toán giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, học sinh (đặc biệt là những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ) được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về toán học, kĩ năng vận dụng kiến thức toán vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

+ Chương trình môn Toán trong cả hai giai đoạn giáo dục có cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
302 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào