Công tác mai táng, hỏa táng cần đảm bảo các yêu cầu nào để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường?
Mai táng và quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:
Thứ nhất: Địa điểm mai táng:
Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch;
Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai: Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.
Thứ ba: Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Thứ tư: Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.
Thứ năm: Đối với người chết do dịch bệnh nguy hiểm thì Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc này.
Như vậy, đối với việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng phải đảm bảo các quy định về điều kiện hoạt động mai táng theo trên.
Mai táng, hỏa táng có ảnh hưởng đến môi trường hay không? Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như thế nào?
Hướng dẫn đối với hoạt động mai táng theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng như sau:
“Điều 55. Bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng
1. Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy định của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng, trừ trường hợp đặc thù quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Dự án đầu tư cơ sở dịch vụ mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
a) Địa điểm mai táng không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt; cơ sở hỏa táng phải đặt ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu dân cư;
b) Dự án đầu tư cơ sở dịch vụ hỏa táng phải có ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
c) Khí thải phát sinh từ việc hỏa táng phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
d) Chất thải rắn phát sinh từ cơ sở mai táng, hỏa táng phải được thu gom, xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường;
đ) Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải bảo đảm tỷ lệ cây xanh, thảm cỏ theo quy định pháp luật về xây dựng; có hệ thống thu gom và thoát nước riêng cho nước mưa;
e) Khoảng cách an toàn môi trường từ hàng rào nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tới khu dân cư, công trình công cộng phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng.
3. Việc mai táng, hỏa táng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo tại khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bảo đảm vệ sinh môi trường.”
Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều này thì đối với hoạt động mai táng, hỏa táng có đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo thì:
Việc mai táng, hỏa táng đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo tại khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác thực hiện theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Các quy định liên quan trong việc ô nhiễm môi trường đối với hoạt động mai táng
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 23/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Đóng cửa nghĩa trang
1. Các nghĩa trang phải đóng cửa khi không còn diện tích sử dụng, gây ô nhiễm môi trường và theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các nhiệm vụ phải thực hiện khi đóng cửa nghĩa trang:
a) Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
b) Khắc phục ô nhiễm môi trường trước khi đóng cửa nghĩa trang (nếu có);
c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
d) Các nghĩa trang trong đô thị hoặc trong khu dân cư nông thôn phải có tường rào hoặc hàng rào cây xanh bao quanh với chiều cao đủ bảo đảm cho dân cư xung quanh không bị ảnh hưởng;
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.”
Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này thì nếu như các nghĩa trang phải đóng cửa khi gây ô nhiễm môi trường và sau khi đóng cửa phải khắc phục ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 quy định như sau:
Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Như vậy, nếu như việc mai táng bằng chôn cất riêng lẻ thì khi gây ô nhiễm môi trường sẽ phải thực hiện di chuyển phần mộ tránh gây ô nhiễm môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.