Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở không?
- Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, đối với cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thay mặt Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 và Tiểu mục 3 của Mục này.
Theo như quy định trên, Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm khi kiểm tra việc thực hiện dân chủ ở cơ sở không?
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định trên, cơ quan, , tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát
....
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo lập và bảo đảm vận hành ổn định, thường xuyên hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân, tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh để người dân có thể trực tiếp bày tỏ thái độ, sự đánh giá, nhận xét đối với hoạt động của chính quyền địa phương và của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân;
b) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
c) Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;
d) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác của Nhân dân ở địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Theo đó , Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo quy định trên trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.