Công chức viên chức TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội sẽ được hưởng những những phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?

Công chức viên chức TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội sẽ được hưởng những những phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024? - Câu hỏi của anh Đ.P (Hà Nội)

Công chức viên chức TP Hồ Chí Minh sẽ được hưởng những những phụ cấp nào khi cải cách tiền lương?

Ngày 10 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Theo đó, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018. Nghị quyết 27 đề cập đến những khoản phụ cấp tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi thực hiện cải cách như sau:

+ Phụ cấp kiêm nhiệm;

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp trách nhiệm công việc;

+ Phụ cấp lưu động;

+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề;

+ Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang.

Ngoài ra theo Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH có 27 tỉnh, thành phố, 01 đơn vị sản xuất và hành chính khác có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không bao gồm TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội; theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT 2005 quy định các tỉnh thành có phụ cấp khu vực không bao gồm Thành phố Hà Nội.

Như vậy, TP Hà Nội sẽ có 06 phụ cấp và TP Hồ Chí Minh sẽ có 07 phụ cấp trong tiền lương mới từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 như sau:

- Phụ cấp kiêm nhiệm;

- Phụ cấp thâm niên vượt khung;

- Phụ cấp khu vực (không áp dụng với TP Hà Nội)

- Phụ cấp trách nhiệm công việc;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề;

- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.

Lưu ý: Hiện nay chưa có thông tin chính thức về các loại phụ cấp mà công chức viên chức tại TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội sẽ nhận được sau cải cách tiền lương. Danh sách trên có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Công chức viên chức TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội sẽ được hưởng những những phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?

Công chức viên chức TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội sẽ được hưởng những những phụ cấp nào khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024?

5 bảng lương mới sau cải cách tiền lương cho công chức, viên chức TP.HCM và TP Hà Nội thế nào?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương cũng như các chính sách liên quan; trong đó có nội dung về việc cải cách tiền lương nêu rõ xây dựng 05 bảng lương mới gồm:

- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.

- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Cách tính lương hưu từ 01/7/2024 khi bỏ lương cơ sở?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến lương cơ sở khi cải cách tiền lương như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Từ những quy định trên, có thể thấy, chính sách cải cách tiền lương sẽ loại bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024.

Như vậy, cách lương hưu sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

Theo quy định hiện nay tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu năm 2024 được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, cách tính lương hưu được thể hiện dưới công thức như sau:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng

X

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Như vậy, theo công thức trên thì lương cơ sở không phải là đối tượng điều chỉnh trực tiếp trong cách tính lương hưu hàng tháng, do đó, dự kiến, khi bỏ lương cơ sở từ 01/7/2024, cách tính lương hưu nêu trên có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có quy định mới.

Đối với người được điều chỉnh tăng lương hưu từ 01/7/2024 thì công thức tính lương hưu hàng tháng có thể được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng sau điều chỉnh

=

Mức lương hưu trước điều chỉnh

+

(Tỷ lệ điều chỉnh x Mức lương hưu trước điều chỉnh).

Tuy nhiên, về mức lương hưu thấp nhất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là bằng mức lương cơ sở. Chính vì thế, khi lương cơ sở bị bãi bỏ, cần có hướng dẫn mới đối với quy định về mức lương hưu thấp nhất này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,427 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào