Công bố mã và tên 20 phương thức tuyển sinh xét tuyển đại học cho thí sinh dự tuyển đại học năm 2023?

Tôi muốn hỏi về mã và tên 20 phương thức tuyển sinh xét tuyển đại học năm 2023? - câu hỏi của em Trà (Bến Tre)

Công bố mã và tên 20 phương thức tuyển sinh xét tuyển đại học?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023 công bố mã và tên 20 phương thức xét tuyển đại học như sau:

STT

Tên phương thức xét tuyển

1

100

Kết quả thi tốt nghiệp THPT

2

200

Kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

3

301

Tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

4

302

Kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương thức khác

5

303

Tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT

6

401

Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển

7

402

Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển

8

403

Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển

9

404

Sử dụng kết quả thi văn hóa do CSĐT khác tổ chức để xét tuyển

10

405

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

11

406

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển

12

407

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển

13

408

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

14

409

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

15

410

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

16

411

Thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài

17

412

Qua phỏng vấn

18

413

Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

19

414

Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển

20

500

Sử dụng phương thức khác

Lưu ý:

- Với mỗi mã xét tuyển (ngành/nhóm ngành), CSĐT phải cung cấp các thông tin về những phương thức xét tuyển mà CSĐT sử dụng để xét tuyển. CSĐT sẽ phải xét tuyển tất cả các phương thức xét tuyển cho thí sinh (nếu thí sinh có đăng ký xét tuyển và đủ điều kiện xét tuyển)

- Mã phương thức xét tuyển: Mã phương thức xét tuyển gồm 3 ký tự do CSĐT tự định nghĩa nhưng phải tham chiếu với mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định (trong trang Nghiệp vụ), hoặc có thể sử dụng mã phương thức xét tuyển do Bộ GDĐT quy định tại Danh mục phương thức xét tuyển.

- Mã tổ hợp xét tuyển:

+ Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT (có sử dụng mã tổ hợp như xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi THPT) sử dụng Mã tổ hợp xét tuyển do Bộ GDĐT quy định; đối với các tổ hợp có môn năng khiếu, các môn năng khiếu NK1, NK2 là do CSĐT quy định.

+ Đối với các phương thức xét tuyển khác: Mã tổ hợp gồm 3 ký tự do CSĐT tự quy định.

Trên đây là mã và tên 20 phương thức tuyển sinh đại học mà thí sinh dự tuyển cần lưu ý.

Công bố mã và tên 20 phương thức tuyển sinh xét tuyển đại học cho thí sinh dự tuyển đại học năm 2023?

Công bố mã và tên 20 phương thức tuyển sinh xét tuyển đại học cho thí sinh dự tuyển đại học năm 2023? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển đại học ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển đại học như sau:

Đối với thí sinh

- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;

- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;

- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;

- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.

Đối với các trường THPT và các đơn vị khác được phân công đối với thí sinh thuộc phạm vi phụ trách

- Tổ chức rà soát, kiểm tra và bổ sung, cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu kết quả học tập cấp THPT của thí sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành;

- Kiểm tra dữ liệu, hướng dẫn thí sinh khai đúng thông tin, bao gồm cả thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên;

- Hỗ trợ việc đăng ký nguyện vọng cho những thí sinh không có điều kiện đăng ký trực tuyến;

- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo có tuyển sinh theo kế hoạch riêng trong việc xác nhận kết quả học tập cấp THPT cho những thí sinh dự tuyển.

Đối với các cơ sở đào tạo

- Cung cấp đầy đủ, đúng định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh lên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;

- Quy định (hoặc thống nhất với các cơ sở đào tạo khác) về mức thu, phương thức thu và sử dụng lệ phí dịch vụ tuyển sinh;

- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo hay theo một phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo mà không đủ điều kiện;

- Bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố;

- Kiểm tra thông tin và hồ sơ minh chứng khi thí sinh nhập học, bảo đảm tất cả thí sinh nhập học phải đủ điều kiện trúng tuyển;

- Giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác xét tuyển của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.

Đối với đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống

- Quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn quốc, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành;

- Xây dựng, duy trì và vận hành Cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh;

- Kết nối Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nguyên tắc xét tuyển đại học là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc xét tuyển đại học bao gồm:

- Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành, chương trình đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, nhưng không thấp hơn ngưỡng đầu vào;

- Đối với một ngành đào tạo (hoặc một chương trình đào tạo) theo một phương thức và tổ hợp môn, tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng theo điểm xét không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách

- Trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách, cơ sở đào tạo có thể sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn);

- Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
9,860 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào