Điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá năng lực của đại học Ngoại thương 2024?

Công bố điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá năng lực của đại học Ngoại thương 2024?

Điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2024?

>> Nóng: Điểm chuẩn học bạ Đại học Kinh tế UEH năm 2024 và các phương thức xét tuyển sớm

Xem thêm: Điểm chuẩn học bạ và xét điểm thi ĐGNL Đại học Đà Nẵng năm 2024

Trường Đại học Ngoại thương vừa có Thông báo 461/TB-ĐHNT năm 2024 về ngưỡng điểm đáp ứng điều kiện hồ sơ xét trúng tuyển đối với các phương thức 1,2 và 5

Trong đó,

Phương thức xét tuyển 1 - Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT đối với thí sinh HSG quốc gia, HSG tỉnh, thành phố, và thí sinh hệ chuyên;

Phương thức 2 - Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế;

Phương thức 5 - Xét tuyển dựa trên điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội.

Cụ thể:

Điểm được tính trên thang điểm 30. Cách tính điểm và quy đổi chứng chỉ quốc tế, quy đổi điểm phương thức xét tuyển 5 được hướng dẫn cụ thể trong Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 của trường.

Thông báo kết quả xét tuyển sẽ được gửi đến từng thí sinh qua email thí sinh đã đăng ký. Từ ngày 17/6, thí sinh có thể tra cứu kết quả xét tuyển tại Hệ thống xét tuyển trực tuyến của trường tại địa chỉ: https://www.tuyensinh.ftu.edu.vn.

Công bố điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá năng lực của đại học Ngoại thương 2024?

Công bố điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2024? Điểm chuẩn đánh giá năng lực của đại học Ngoại thương 2024? (Hình từ Internet)

Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 thế nào?

Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023, cụ thể:

(1) Phương thức 1- Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

(2) Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT

(3) Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(4) Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển của trường

(5) Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024

(6) Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng năm 2024

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
64,415 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào