Công an cảnh báo về các loại tiền giả mới? Phân biệt tiền giả và tiền thật qua các đặc điểm nào?

Công an cảnh báo về các loại tiền giả mới ra sao? Một số đặc điểm nhận biết tiền giả và tiền thật là gì? - Câu hỏi của anh Phi (Bắc Giang).

Công an cảnh báo về các loại tiền giả mới như thế nào? Một số đặc điểm nhận biết tiền giả và tiền thật?

Vừa qua, tại Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang cho biết Công an tỉnh Bắc Giang thông tin đến người dân rằng, thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện một số loại tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, 50.000 đồng và 20.000 đồng.

Tiền giả polymer mệnh giá 500.000 đồng (seri BD, PH, QZ, ZF, PB, RV); 50.000 đồng (seri EX); 20.000 đồng (seri FA) có đặc điểm nhận biết như:

- Hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít;

- Không có hiệu ứng đổi màu, lấp lánh như tiền thật;

- Mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe;

- Cửa sổ lớn có làm giả cụm số dập nổi bằng phương pháp in;

- Khi soi dưới đèn cực tím: Số seri dọc và số seri ngang không phát quang, khu vực cửa sổ phát quang, nhìn thấy rõ cụm số mệnh giá giả dập nổi dưới đèn cực tím.

Ngoài ra, dây bảo hiểm trên tiền thật còn có cụm số mệnh giá và chữ "NHNNVN" hoặc "VND", trong khi tiền giả không rõ ràng hoặc không có yếu tố này.

Công an Bắc Giang lưu ý khi vuốt nhẹ tờ tiền, ở tiền thật sẽ cảm nhận được các chữ in nổi cũng như độ nhám, trong khi tiền polymer giả bóng loáng hoặc không có hình in nổi. Mặt khác, tờ tiền thật vì polymer có mùi thơm đặc trưng, dễ nhận biết, còn tiền giả có mùi nhựa hoặc mùi nhựa ni lông nồng.

Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết tiền thật và tiền giả được thông báo tại Cổng TTĐT tỉnh Bắc Giang:

Công an cảnh báo về các loại tiền giả mới? Một số đặc điểm nhận biết tiền giả và tiền thật?

Công an cảnh báo về các loại tiền giả mới? Một số đặc điểm nhận biết tiền giả và tiền thật? (Hình từ Internet)

Pháp luật hiện hành xác định như thế nào là tiền giả?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định:

Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tiền giả là tờ tiền in giống với tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành. Và hành vi tiêu thụ tiền giả là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Hành vi in, phát hành tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ tại Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người có hành vi in, tàng trữ, lưu hành tiền giả tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
11,879 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào