Phạm nhân thì có được vui chơi giải trí hay không? Việc vui chơi giải trí cho phạm nhân được pháp luật quy định như thế nào?

Không biết pháp luật có quy định nào về việc vui chơi giải trí của phạm nhân không? Bởi vì, con của tôi năm nay 30 tuổi, không may mắn nó bị kết tội với mức tù 5 năm và sắp chấp hành hình phạt tù trong 2 tháng tới. Tôi lo lắng rằng khi nó trở thành phạm nhân, nó sẽ bị đày đọa khổ sai và không được nghe nhạc xem phim để giải trí. Xin cảm ơn!

Phạm nhân là gì? Thi hành án phạt tù được hiểu như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì phạm nhân được định nghĩa như sau:

“2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.”

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án phạt tù được định nghĩa như sau:

“4. Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo.”

Phạm nhân có được vui chơi giải trí hay không?

Theo Điều 148 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì phạm nhân vẫn được vui chơi giải trí trong trại giam, cụ thể:

“Điều 148. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí
Ngoài giờ học văn hóa, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường giáo dưỡng tổ chức.”

 Trong tù thì phạm nhân có được vui chơi giải trí hay không?

Trong tù thì phạm nhân có được vui chơi giải trí hay không?

Việc vui chơi giải trí cho phạm nhân được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 12 Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự thì các hình thức giải trí sau đây được áp dụng đối với phạm nhân:

“6. Ngoài thời gian lao động, học tập, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, giam giữ và lứa tuổi của phạm nhân. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với lứa tuổi.”

Ngoài ra, Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân thì việc vui chơi giải trí cho phạm nhân được quy định chi tiết, cụ thể hơn như sau:

“Điều 13. Thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thư viện của phạm nhân
1. Ngoài thời gian lao động, học tập hàng ngày và trong các ngày nghỉ chủ nhật, ngày lễ, Tết, phạm nhân được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, đọc sách, báo phù hợp với điều kiện trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và yêu cầu của công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
2. Tất cả nội dung, chương trình, tài liệu liên quan đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí của phạm nhân phải do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét duyệt.
3. Tại các phân trại của trại giam được thành lập thư viện và tại các phân trại quản lý phạm nhân trong trại tạm giam, khu giam giữ phạm nhân phục vụ tại nhà tạm giữ được bố trí tủ đựng sách, báo cho phạm nhân đọc. Thư viện được trang bị bàn, ghế, tủ đựng sách, máy vi tính, các loại sách, báo, ấn phẩm khác phục vụ nhu cầu đọc sách, báo và giải trí cho phạm nhân.
Các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện phối hợp với ngành Văn hóa, thể thao và du lịch nơi đơn vị đóng để được cung cấp, trao đổi các loại sách, báo cho phạm nhân đọc, đồng thời có thể tiếp nhận các loại sách, báo chuyên ngành phù hợp với yêu cầu giáo dục, học nghề của phạm nhân do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi. Các loại sách, báo, ấn phẩm trước khi cho phạm nhân đọc phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt kỹ về nội dung.
4. Thời gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên.”

Như vậy, việc vui chơi giải trí trong trại giam vẫn được cung cấp đầy đủ và quy định cụ thể rõ ràng cho phạm nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật. Hơn nữa, nếu phạm nhân là người chưa thành niên, pháp luật còn tăng thêm gấp đôi thời gian vui chơi giải trí cho họ. Cho nên, bạn không cần phải quá lo lắng về việc vui chơi giải trí của con bạn khi chấp hành hình phạt tù.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,012 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào