Con cái có được thừa kế tài sản của cha, mẹ bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố đã chết hay không?

Bố tôi đã bị tòa án tuyên bố mất tích vậy thì anh em chúng tôi có thể chia thừa kế tài sản của bố tôi không? - câu hỏi của chị Tuyết (Vũng Tàu).

Người bị tuyên bố mất tích khi nào? Khi nào thì một người bị tuyên bố đã chết?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tuyên bố mất tích
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Theo đó, người bị tuyên bố mất tích khi biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Theo đó, người bị tuyên bố đã chết trong các trường hợp:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống

Con cái có được thừa kế tài sản của cha, mẹ bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố đã chết hay không?

Con cái có được thừa kế tài sản của cha, mẹ bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố đã chết hay không?

Người bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố đã chết thì con cái có được thừa kế tài sản của họ không?

Căn cứ vào Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Căn cứ vào Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, theo quy định trên:

- Đối với người bị tuyên bố mất tích: Tài sản của người bị tuyên bố mất tích vẫn được giao cho người đang quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Theo đó với trường hợp này con cái sẽ không được chia thừa kế tài sản.

- Đối với người bị tuyên bố đã chết: Tài sản sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nếu người bị tuyên bố mất tích để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc, nếu không sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó, nếu người bị tuyên bố đã chết có di chúc thì con cái sẽ được chia tài sản theo di chúc, nếu không thì sẽ chia thừa kế tài sản theo pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích?

Căn cứ vào Điều 66 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Theo đó, người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có nghĩa vụ:

- Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt

- Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

- Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Căn cứ vào Điều 67 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.
2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Như vậy, người quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có quyền:

- Quản lý tài sản.

- Trích một phần tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

- Thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
5,207 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào