Cơ sở kinh doanh hóa chất dễ cháy nổ cần đáp ứng yêu cầu gì về an toàn PCCC? Vi phạm về bảo quản hóa chất dễ cháy nổ thì bị xử phạt ra sao?

Xin hỏi, cơ sở kinh doanh hóa chất dễ cháy nổ cao cần đáp ứng yêu cầu gì về an toàn PCCC? Vi phạm về bảo quản hóa chất dễ cháy nổ thì bị xử lý ra sao? chị Hằng - Thanh Hóa

04 yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ là gì?

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm quy định:

Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ phù hợp với tiêu chí ghi nhận tương ứng một trong các hình đồ cảnh báo GHS01, GHS02, GHS03, GHS04 (sau đây gọi tắt là hóa chất dễ cháy nổ) phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Một là yêu cầu về bố trí, sắp xếp hóa chất

- Hai là yêu cầu về hệ thống điện, hệ thống thông gió

- Ba là yêu cầu về thiết bị, dụng cụ, phương tiện chứa

- Bốn là yêu cầu khi làm việc tiếp xúc với hóa chất

yêu cầu kinh doanh hóa chất dễ cháy

Cơ sở kinh doanh hóa chất dễ cháy nổ cao cần đáp ứng yêu cầu gì về an toàn PCCC? Vi phạm về bảo quản hóa chất dễ cháy nổ thì bị xử lý ra sao? (Hình internet)

Khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ cần đảm bảo yêu cầu gì về bố trí, sắp xếp hóa chất?

Theo quy định tại tiểu mục 8.1 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT nêu rõ yêu cầu về bố trí, sắp xếp hóa chất cụ thể:

+ Kho chứa hóa chất dễ cháy nổ phải cách ly với lửa và nguồn nhiệt.

+ Khoảng cách an toàn tối thiểu từ khu vực bảo quản hóa chất dễ cháy nổ đến nguồn phát sinh nhiệt, tia lửa điện theo bảng sau:

Khu vực bảo quản đến khu vực khác

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

Khu vực lưu chứa chất lỏng dễ cháy bên trong phương tiện chứa đóng kín

3

Khu vực lưu chứa chất lỏng dễ cháy đang san chiết, khuấy trộn

8

Các cơ sở có hóa chất dễ cháy nổ, nó có thể duy trì khoảng cách an toàn lớn hơn tùy thuộc vào đánh giá rủi ro công việc phát sinh nhiệt và các biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ.

+ Hóa chất dễ cháy nổ không để cùng với ô xy, các chất có khả năng sinh ra ô xy, các hóa chất nguy hiểm có đặc tính không tương thích, các chất có yêu cầu về phương pháp chữa cháy khác nhau hoặc có khả năng tạo phản ứng nguy hiểm khi tiếp xúc hoặc cháy.

+ Cấm để thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ cháy nổ gần nguồn phát nhiệt. Trường hợp có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, phải có biện pháp hạ nhiệt (sơn phản xạ hoặc tưới nước,...);

Khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ cần đảm bảo yêu cầu gì về thiết bị, dụng cụ, phương tiện chứa?

Căn cứ tại tiểu mục 8.3 Mục 8 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05A:2020/BCT nêu rõ:

+ Máy, thiết bị làm việc trong khu vực hóa chất dễ cháy nổ phải đảm bảo các yêu cầu chung về an toàn nổ theo quy định tại TCVN 3255 : 1986. Dụng cụ làm việc trong khu vực hóa chất dễ cháy nổ phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo không phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập

+ Các dụng cụ, thiết bị điện, thiết bị nâng lắp đặt và sử dụng bên trong kho phải là loại phòng chống cháy, nổ.

+ Phương tiện chứa hóa chất lỏng dễ cháy nổ phải giữ đúng hệ số đầy quy định tuỳ theo đặc tính hóa lý của chất lỏng đó....

+ Tình trạng hoạt động của các phương tiện chứa phải được kiểm tra định kỳ ít nhất 01 lần 01 tháng. Cơ sở có hóa chất nguy hiểm có trách nhiệm lưu giữ biên bản kiểm tra đến lần kiểm tra tiếp theo và xuất trình cho cơ quan quản lý có thẩm quyền khi được yêu cầu.

+ Phương tiện chứa hóa chất dễ cháy nổ dưới tác dụng của ánh sáng, phải được làm bằng vật liệu có màu cản được ánh sáng hoặc được bọc bằng các vật liệu ngăn ngừa ánh sáng. Các cửa kính của kho chứa phải được sơn cản ánh sáng hoặc dùng kính mờ;

Vi phạm yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ thì bị xử lý ra sao?

Căn cứ Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

- Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm cụ thể của cơ sở kinh doanh hóa chất để xác định mức xử phạt về hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định trên.

- Bên cạnh đó, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung dưới đây:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

+ Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

- Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ai là người thực hiện kế hoạch rà soát cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất dễ cháy nổ cao ở khu dân cư đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH?

Cụ thể, ngày 12/04/2023, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 899/QĐ-BCT năm 2023 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác phòng cháy và chữa cháy trong tình hình mới.

- Theo đó, kế hoạch giao Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

- Nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường phối hợp với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để rà soát các cơ sở kinh doanh, bảo quản hóa chất có nguy cơ cháy, nổ cao ở khu dân cư, nơi tập trung đông người để có kế hoạch di dời, đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) (theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 630/QĐ-TTg năm 2020)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,181 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào