Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy?

Chào anh/chị, tôi dự định thành lập một cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô. Anh/chị có thể cho tôi biết điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô bao gồm những điều kiện gì?

Điều kiện chung của cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 65/2016/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở đào tạo lái xe ô tô như sau: Cơ sở đào tạo lái xe ô tô là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đào tạo lái xe ô tô được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Nghị định 138/2018/NĐ-CP) quy định về điều điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:

- Hệ thống phòng học chuyên môn

+ Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;

+ Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;

+ Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;

+ Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe;

+ Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;

+ Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;

- Xe tập lái

+ Có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái;

+ Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 50% số xe sở hữu cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E; xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lượng phù hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động được sử dụng xe hợp đồng

+ Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ 1.000 kg trở lên với số lượng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của cơ sở đào tạo

- Sân tập lái xe

+ Thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe

+ Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định;

+ Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo; kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng;

+ Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đủ vạch sơn kẻ đường; hình các bài tập lái xe ô tô phải được bó vỉa;

+ Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành;

+ Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng B1, B2 và C là 10.000 m2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.

Có bắt buộc phải có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái để đảm bảo điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô hay không?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô cần đáp ứng những điều kiện gì về cơ sở vật chất và giáo viên giảng dạy? (Nguồn ảnh: Internet)

Điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 65/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 138/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô như sau:

- Có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này.

- Đảm bảo có ít nhất 01 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.

Như vậy, để thành lập một cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về hệ thống phòng học chuyên môn, xe tập lái, sân tập lái xe và điều kiện về giáo viên dạy lái xe ô tô như bên trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,308 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào