Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào?

Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào? Anh H ở Nam Định.

Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như sau:

(1) Cá nhân, tổ chức tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gửi thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP tới cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở theo Mẫu số 12 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

(2) Việc gửi thông báo đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP bằng hình thức trực tiếp hoặc bưu chính hoặc điện tử. Trường hợp cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP gửi bằng hình thức điện tử, giấy thông báo đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động được định dạng là bản chụp (từ bản gốc) hoặc định dạng PDF có ký số.

(3) Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP có trách nhiệm xác nhận đã nhận thông báo đăng ký nội dung và phạm vi hoạt động theo Mẫu số 13 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(4) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình chỉ được hoạt động theo nội dung, phạm vi đăng ký. Trường hợp, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung, phạm vi hoạt động không theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

(5) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

(6) Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

+ Thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào?

Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì nội dung bồi dưỡng bao gồm:

- Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.

- Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.

- Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.

Lưu ý: Người đã được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình sau 05 năm phải tham gia bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo lĩnh vực trực tiếp thực hiện.

Có những cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình nào hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:

(1) Địa chỉ tin cậy;

(2) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

(3) Cơ sở trợ giúp xã hội;

(4) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

(5) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;

(6) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/202

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

430 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào