Cơ quan, tổ chức nào giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh khi xảy ra tranh chấp giữa các bên?

Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì cơ quan, tổ chức nào giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh? Tôi có thắc mắc liên quan tới đầu tư kinh doanh mong được giải đáp. Tôi có chuẩn bị đầu tư kinh doanh. Khi làm ăn thì dĩ nhiên không thể tránh khỏi tranh chấp va chạm. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Đầu tư kinh doanh là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về khái niệm đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ
...
8. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Khái niệm nhà đầu tư được quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 cụ thể như sau:

Điều 3: Giải thích từ ngữ
...
18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về vốn đầu tư cụ thể là:

Điều 3: Giải thích từ ngữ
...
23. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Chính sách đầu tư kinh doanh

Điều 5 Luật Đầu tư 2020 quy định về chính sách đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Nhà đầu tư bị đình chỉ, ngừng, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh nếu hoạt động này gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

4. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.

5. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

6. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp?

Tại Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định về Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp giữa các bên cụ thể như sau:

1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

- Tòa án Việt Nam;

- Trọng tài Việt Nam;

- Trọng tài nước ngoài;

- Trọng tài quốc tế;

- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thì việc đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua hình thức thương lượng, hòa giải. Nếu thương lượng, hòa giải không thành thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án. Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,422 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào