Cơ quan nào được quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông?
- Cơ quan nào được quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông?
- Đơn vị nào được giao trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông?
- Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông là gì?
Cơ quan nào được quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định những cơ quan sau được quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Sở Giao thông vận tải.
- Tổ chức được giao khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Cơ quan nào được quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào được giao trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định những đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và giao nhiệm vụ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm:
a) Trạm kiểm tra tải trọng xe;
b) Đội nghiệp vụ thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ;
c) Bộ phận cân thuộc tổ chức được giao khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Giao nhiệm vụ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Cơ quan quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại Điều 4 Thông tư này có văn bản giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó phải nêu rõ đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng; loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; thời gian sử dụng; phạm vi và trách nhiệm quản lý, sử dụng;
b) Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đúng nhiệm vụ được cơ quan quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giao và quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm:
- Trạm kiểm tra tải trọng xe;
- Đội nghiệp vụ thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ;
- Bộ phận cân thuộc tổ chức được giao khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực giao thông là gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Yêu cầu và trách nhiệm đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Người sử dụng thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe
a) Là thanh tra viên, công chức thanh tra, công chức thuộc các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đường bộ; nhân viên thuộc các cơ quan quản lý đường bộ và các tổ chức được giao khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp nhân viên thuộc các cơ quan quản lý đường bộ và các tổ chức được giao khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không là công chức, viên chức thì phải được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Hiểu biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định, quy trình, nghiệp vụ liên quan đến kiểm tra tải trọng xe, các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính, quy trình vận hành và bảo trì thiết bị; sử dụng thành thạo thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe;
c) Có trình độ B về tin học trở lên đối với người sử dụng hệ thống máy tính điều khiển hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe.
2. Người sử dụng thiết bị ghi hình
a) Đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hiểu biết các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
3. Người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ có liên quan.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải mặc trang phục của cơ quan, đơn vị; đeo thẻ tên, chức danh của cơ quan, đơn vị quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
5. Trách nhiệm của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
a) Quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đúng quy trình, quy định của pháp luật;
b) Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đúng mục đích theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Như vậy theo quy định trên người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ có trách nhiệm:
- Quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đúng quy trình, quy định của pháp luật;
- Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đúng mục đích theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.