Có phải tất cả các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hay không?

Cho hỏi có phải tất cả các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hay không? - Câu hỏi của anh Tài tại Đà Nẵng

Có phải tất cả các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 có quy định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện.

Tuy nhiên, tại Điều 15 Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng đối với một số cơ sở sau:

- Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực vận tải được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng.

- Các cơ sở hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động vận tải thì chỉ được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng đối với hoạt động vận tải.

Như vậy, đối với các cơ sở có hoạt động vận tải thì được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng đối với hoạt động này.

Có phải tất cả các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hay không?

Có phải tất cả các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hay không? (Hình từ Internet)

Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được quy định như thế nào?

Căn cứ Phần A Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định các bước thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được quy định như sau:

- Bước 1: Xác định phạm vi kiểm toán

+ Cần xác định rõ về phạm vi công việc và nguồn lực có thể huy động để thực hiện kiểm toán năng lượng.

+ Căn cứ mức độ quan tâm, hỗ trợ và yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp, nhóm kiểm toán xác định rõ phạm vi kiểm toán, khoanh vùng thiết bị/dây chuyền công nghệ được kiểm toán, mức độ chi tiết của kiểm toán, dự báo khả năng tiết kiệm năng lượng, các cơ hội tiết kiệm năng lượng sẽ được thực hiện sau kiểm toán,...

- Bước 2: Thành lập nhóm kiểm toán trên cơ sở:

+ Xác định rõ số lượng kiểm toán viên trong nhóm và nhiệm vụ cụ thể của mỗi người;

+ Mời các kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ của doanh nghiệp được kiểm toán năng lượng tham gia nhóm kiểm toán (trợ giúp trong việc cung cấp thông tin về tính năng thiết bị, tình hình vận hành, sửa chữa,…);

+ Trong trường hợp lực lượng kiểm toán viên của doanh nghiệp không có đủ, cần phải thuê thêm chuyên gia kiểm toán năng lượng từ bên ngoài

- Bước 3: Ước tính khung thời gian và kinh phí

Căn cứ vào khả năng nguồn lực, nhóm kiểm toán năng lượng phải xác định rõ khung thời gian và kinh phí cần cho kiểm toán.

Kinh phí cho kiểm toán chủ yếu được tính toán dựa trên chi phí nhân công

- Bước 4: Thu thập dữ liệu có sẵn, bao gồm:

+ Đặc tính kỹ thuật của thiết bị, dây chuyền công nghệ sẽ được kiểm toán; (trong trường hợp các tòa nhà, cần chú ý đến diện tích các tầng, kết cấu xây dựng, hướng nhà, kết cấu mặt tiền, chủng loại và số lượng thiết bị sử dụng năng lượng, v.v...)

+ Quy trình vận hành thiết bị; các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ bố trí mặt bằng; hướng dẫn sửa chữa thiết bị, hướng dẫn thử nghiệm, biên bản đưa thiết bị vào vận hành;

+ Sổ sách, báo cáo về vận hành, tình hình sửa chữa thiết bị, các ghi chép số liệu đo lường về nhiệt độ, áp suất, dòng điện, số giờ vận hành, v.v..

+ Sổ sách lưu trữ về các cơ hội tiết kiệm năng lượng đã thực hiện và dự kiến thực hiện;

+ Ghi chép về tình hình sử dụng năng lượng, nhu cầu sử dụng cực đại của các dây chuyền, các khu vực sản xuất trong ba năm gần nhất;

+ Hóa đơn mua năng lượng trong ba năm gần nhất;

+ Sản lượng sản phẩm sản xuất theo từng loại sản phẩm trong ba năm gần nhất.

- Bước 5: Kiểm tra thực địa và đo đạc, bao gồm:

+ Lập kế hoạch khảo sát cụ thể các khu vực, các thiết bị/nhóm thiết bị cần khảo sát Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán;

+ Cân nhắc việc phân nhóm phụ trách các khu vực, các thiết bị/nhóm thiết bị. Ví dụ như phân theo tầng nhà xưởng, theo công đoạn trong dây chuyền công nghệ,... Việc phân nhóm cũng cần tính đến khả năng phân chia thiết bị đo lường có sẵn;

+ Thiết kế bảng ghi chép số liệu đo theo logic, ghi lại các phát hiện;

+ Thực hiện việc đo đạc theo kế hoạch nhằm bổ sung đủ dữ liệu hoặc kiểm tra lại dữ liệu đã thu thập được.

Bước 6: Phân tích số liệu thu thập được, bao gồm các nội dung:

+ Xác định các tiềm năng tiết kiệm năng lượng;

+ Xác định chi phí đầu tư;

+ Chuẩn hóa dữ liệu;

+ Đảm bảo sự hoạt động bình thường của dây chuyền công nghệ.

Báo cáo kiểm toán năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có bố cục gồm những nội dung nào?

Căn cứ Phần B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 25/2020/TT-BCT, Báo cáo kiểm toán năng lượng được quy định bao gồm các nội dung như sau:

- Chương 1: Tóm tắt

+ Tóm tắt các phát hiện tiềm năng tiết kiệm năng lượng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

+ Đề xuất lựa chọn các giải pháp ưu tiên đầu tư.

- Chương 2: Giới thiệu

+ Giới thiệu tóm tắt về cơ sở được kiểm toán.

+ Tổ chức lực lượng kiểm toán.

+ Tổng quan và phạm vi công việc.

+ Nội dung của báo cáo kiểm toán năng lượng.

- Chương 3: Các hoạt động của công ty

+ Lịch sử phát triển và hiện trạng.

+ Cơ cấu hoạt động và sản xuất.

- Chương 4: Mô tả các quá trình trong dây chuyền công nghệ

+ Các dây chuyền sản xuất.

+ Các tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

- Chương 5: Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lượng

+ Nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nước.

+ Thông số và đặc tính nhiên liệu, năng lượng sử dụng.

+ Suất tiêu hao năng lượng.

- Chương 6: Ràng buộc về tài chính - kỹ thuật

+ Các vấn đề về kỹ thuật - công nghệ, môi trường.

+ Các giải pháp và đánh giá về kinh tế.

- Chương 7: Các giải pháp tiết kiệm năng lượng

+ Xác định và trình bày chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

+ Các giải pháp kỹ thuật được lựa chọn.

+ Phân tích về tài chính, năng lượng và môi trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,814 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào