Có phải đính chính thông tin trên Giấy đăng ký kết hôn khi chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip không?
Các trường hợp bắt buộc phải chuyển từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về các trường hợp phải chuyển từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân bao gồm:
- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
+ CMND hết thời hạn sử dụng;
+ CMND hư hỏng không sử dụng được;
+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
+ Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Thông tin chứng minh nhân dân quy định trên giấy đăng ký kết hôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ban hành kèm theo Phụ lục 01 danh mục giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP:
Theo đó, dựa vào mẫu này có thể thấy các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bao gồm:
+ Họ, chữ đệm, tên vợ, chồng
+ Ngày, tháng, năm sinh vợ, chồng
+ Dân tộc vợ, chồng
+ Quốc tịch vợ, chồng
+ Nơi cư trú vợ, chồng
+ Giấy tờ tùy thân vợ, chồng
+ Nơi đăng ký kết hôn vợ, chồng
+ Ngày, tháng, năm đăng ký vợ, chồng
+ Chữ ký của vợ, chồng vợ, chồng
+ Người ký giấy chứng nhận kết hôn vợ, chồng
- Giấy tờ tùy thân của các cá nhân trong Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có thể là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu
Có phải đính chính thông tin trên Giấy đăng ký kết hôn khi chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân không?
Cần phải đính chính Giấy đăng ký kết hôn khi chuyển từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thay đổi hộ tịch như sau:
Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
...
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi thay đổi hộ tích như sau:
- Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi
Như vậy, từ những quy định trên có thể thấy trường hợp của bạn thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân không thuộc trường hợp phải đính chính thông tin về giấy tờ tùy thân trên giấy đăng ký kết hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.