Có những biện pháp nào được dùng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sỹ chuyên khoa sản?

Cho hỏi có những biện pháp nào để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Đây là câu hỏi của chị Quỳnh Như đến từ Đắk Lắk.

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sỹ chuyên khoa Sản?

Căn cứ vào tiểu mục 4 Mục Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn về những trường hợp cần lưu ý trong công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ.

- Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sỹ chuyên khoa Sản.

- Nếu sản phụ sinh đẻ trong thời gian bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ, nhân viên y tế phải áp dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi đỡ đẻ hoặc thực hiện các thủ thuật lấy thai.

- Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc bệnh ĐMK cần được giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời đậu mùa khỉ.

Theo đó thì phụ nữ mang thai không được tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì phải được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa sản.

Có những biện pháp nào được dùng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Phụ nữ mang thai có được tiếp xức với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không?

Có những biện pháp nào được dùng để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ? Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sỹ chuyên khoa sản?

Có những biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ nào?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có một số hướng dẫn về biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

+ Nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm ĐMK, làm việc trong khu cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm, tiếp xúc với các dụng cụ, đồ vài, chất thải phát sinh từ khu vực điều trị người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm phải mang các phương tiện PHCN sau:

+ Găng tay

+ Áo choàng chống dịch

+Khẩu trang y tế (hoặc khẩu trang hiệu suất lọc cao như N95 nếu thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung)

+ Tấm che mặt

+ Khi kết thúc công việc phải loại bỏ các phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay.

- Vệ sinh tay

+ Cung cấp đầy đủ phương tiện vệ sinh tay.

+ Tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc người bệnh.

+ Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ vệ sinh tay.

- Vệ sinh môi trường bề mặt

+ Phân loại bề mặt theo nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc của bàn tay, bề mặt có nguy cơ ngưng tụ giọt bắn của người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm ĐMK để có tần xuất vệ sinh khử khuẩn đúng quy định theo Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt cơ sở KBCB của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 3916/QĐ-BYT, ngày 28/8/2017.

+ Tuân thủ các hướng dẫn, quy trình về vệ sinh môi trường bề mặt, xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng hiện hành.

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, hóa chất.

+ Nhân viên vệ sinh bề mặt phải được tập huấn về kỹ thuật.

+ Nhân viên làm vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt mang đầy phương tiện PHCN gồm: găng tay cao su, áo choàng, khẩu trang y tế và tấm che mặt.

+ Luôn luôn làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước trước sau đó khử khuẩn bề mặt bằng hoá chất khử khuẩn theo quy trình và hướng dẫn đã ban hành. Sử dụng hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn được Bộ Y tế cấp phép. Hoá chất khử khuẩn bề mặt được chuẩn bị, pha chế theo quy định của nhà sản xuất.

+ Thực hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt theo nguyên tắc từ khu vực sạch, đến khu vực nhiễm bẩn và từ trên xuống dưới.

+ Đặc biệt chú ý đến nhà vệ sinh và các bề mặt thường xuyên bị đụng chạm.

- Xử lý dụng cụ, đồ vải

+ Sử dụng các dụng cụ dùng một lần hoặc các dụng cụ dùng lại nhưng phải được làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn theo đúng quy định.

+ Đồ vải phát sinh trong khu vực cách ly phải được thu gom trong thùng hoặc túi kín và chống thấm, không giũ đồ vải, vận chuyển an toàn và giặt khử khuẩn đồ vải trước khi dùng lại.

+ Nhân viên y tế thu gom, xử lý, vận chuyển dụng cụ và đồ vải bẩn phải mang phương tiện phòng hộ cá nhân gồm: găng tay cao su, áo choàng chống dịch, tạp dề, khẩu trang y tế và tấm che mặt.

- Xử lý chất thải

+ Tất cả dịch cơ thể và chất thải rắn từ NB nhiễm và nghi nhiễm ĐMK được quản lý và xử lý như chất thải lây nhiễm.

+ Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh theo các quy định hiện hành.

+ Các vật tư, dụng cụ dùng 1 lần (bao gồm cả phương tiện PHCN) quản lý, xử lý như chất thải lây nhiễm.

+ Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải sử dụng phương tiện PHCN gồm: găng tay cao su, áo choàng hoặc tạp dề, khẩu trang y tế, tấm che mặt.

- Xử lý thi hài

+ Bọc kín thi hài bằng vải để phòng dịch rò rỉ ra ngoài.

+ Thi hài được chuyển đến nơi lưu giữ càng sớm càng tốt.

+ Người vận chuyển, khâm niệm, xử lý thi hài phải mang đầy đủ phương tiện PHCN và tuân thủ vệ sinh tay. Người thân không được tiếp xúc trực tiếp thi hài.

+ Dụng cụ, phương tiện liên quan đến việc khâm niệm, vận chuyển thi hài và các bề mặt môi trường phải được xử lý khử khuẩn.

+ Người thăm viếng phải mang khẩu trang và khử khuẩn tay.

Phòng ngừa phơi nhiễm đậu mùa khỉ cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người nhiễm đậu mùa khỉ như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 5 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế về phòng ngừa phơi nhiễm đậu mùa khỉ cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người nhiễm đậu mùa khỉ như sau:

- Lựa chọn đúng chủng loại, mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy trình khi thực hiện sàng lọc, vào/ra khu vực cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm ĐMK.

- Tuân thủ đúng các thời điểm và quy trình VST.

- Lau khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc thường xuyên tối thiểu 2 lần/ngày và khi thấy bẩn theo đúng quy trình.

- Thu gom, xử lý dụng cụ, đồ vải ô nhiễm theo đúng hướng dẫn.

- Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh theo đúng quy định. Chất thải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý như chất thải lây nhiễm.

Theo đó, việc phòng ngừa phơi nhiễm đậu mùa khỉ cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc người nhiễm đậu mùa khỉ được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,259 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào