Có bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay cho sổ hộ khẩu? Sổ hộ khẩu đã bị khai tử như thế nào?

Cho tôi hỏi bây giờ đi làm đi đăng ký kết hôn, khai tử, đăng ký xe... thì có bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay cho sổ hộ khẩu hay không? - Câu hỏi của anh Quang tại Hồ Chí Minh.

Sổ hộ khẩu đã bị khai tử như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, thì Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp có giá trị sử dụng đến hết 31/12/2022.

Trước thời điểm này, Bộ tư pháp đã ban hành Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

Theo đó, Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định bãi bỏ 37 thủ tục, không yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy để làm thủ tục hành chính.

Ngày 21/12/2022. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Quy định mới này đã bãi bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…

Có thể thấy, từ 01/01/2023 sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã chính thức bị đã chính thức... “khai tử”

Có bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay cho sổ hộ khẩu? Sổ hộ khẩu đã bị khai tử như thế nào?

Có bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay cho sổ hộ khẩu? Sổ hộ khẩu đã bị khai tử như thế nào? (Hình từ Internet)

Có bắt buộc phải xin giấy xác nhận cư trú để thay cho sổ hộ khẩu?

Căn cứ khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định:

Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công
...
4. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo đó, để chứng minh thông tin cư trú người dân có thể dùng một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Thẻ Căn cước công dân.

- Chứng minh nhân dân.

- Giấy xác nhận cư trú

- Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú như 1 cách để thay thế sổ hộ khẩu trong các trường hợp cần xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin cư trú.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai quy định bỏ sổ hộ khẩu. Một số cơ quan đơn vị thường yêu cầu người dân phải đến Công an xin xác nhận nơi cư trú để được giải quyết một số thủ tục hành chính. Lý do là vì hiện nay cơ sở dữ liệu dân cư còn chưa được liên thông, chưa đồng bộ, nên nhiều thủ tục, giao dịch vẫn đòi hỏi cần có giấy tờ xác nhận liên quan đến cư trú.

Ngoài ra còn do thực tiễn một số cán bộ, công chức viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, còn được được phổ biến đầy đủ các phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, nên dẫn dến yêu cầu công dân phải đi xin giấy xác nhận cư trú.

Ý kiến về vấn đề này, theo đại diện Cục Cảnh sát Quản lý Hành Chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an, cho rằng bức xúc này của người dân là hoàn toàn dễ hiểu.

Do trong trường hợp cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ở UBND các cấp hoặc cơ quan chức năng dù có đủ điều kiện nhưng không thực hiện các phương thức khác để xác nhận, chứng minh nơi cư trú, mà vẫn buộc công dân phải ra công an phường để xin giấy xác nhận cư trú là “hành dân”, gây khó dễ, làm chậm, cản trở quá trình cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

Các phương thức sử dụng thông tin công dân thay thể khi bỏ sổ hộ khẩu giấy là gì?

Để triển khai thống nhất, đồng bộ các quy định nêu trên về việc không sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã có hướng dẫn 07 phương thức sử dụng thông tin công dân thay thể khi bỏ sổ hộ khẩu giấy.

- Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú

- Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp

- Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD

- Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự bằng cách:

- Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ), bằng cách:

- Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA

- Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư 59/2021/TT-BCA)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

22,450 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào