Có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử hay không? Tài khoản định danh điện tử thay thế những giấy tờ nào?

Cho tôi hỏi có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử hay không? Tài khoản định danh điện tử thay thế những giấy tờ nào? - Câu hỏi của bạn Khánh Vân từ Gia Lai.

Tài khoản định danh điện tử là gì? Có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử hay không?

Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 2 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về tài khoản định danh điện tử như sau:

Giải thích từ ngữ
...
6. “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
7. “Thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử” là những thông tin của chủ thể danh tính điện tử được thể hiện trong các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và đã được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử theo đề nghị của chủ thể danh tính điện tử, gồm thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ sau khi thống nhất với Bộ Công an.

Như vậy, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn cho mỗi cá nhân) được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực trên ứng dụng VNeID.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho biết việc đăng ký tài khoản định danh điện tử chưa bắt buộc nhưng khuyến khích công dân nên đăng ký sử dụng.

Bởi các dịch vụ công hiện nay và sau này đều sẽ thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử, nên nếu công dân có tài khoản sẽ thuận tiện hơn khi thực hiện các dịch vụ công, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm các thủ tục hành chính rườm rà.

Có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử hay không? Tài khoản định danh điện tử thay thế những giấy tờ nào?

Có bắt buộc phải tạo tài khoản định danh điện tử hay không? Tài khoản định danh điện tử thay thế những giấy tờ nào?

Tài khoản định danh điện tử thay thế những giấy tờ nào?

Tài khoản định danh điện tử có hai mức trong ứng dụng VNeID: Mức 1 gồm thông tin cá nhân và ảnh chân dung; Mức 2 có thêm thông tin về vân tay.

- Mức độ 1: Sử dụng một số tính năng như phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng).

- Mức độ 2: Sử dụng tất cả tiện ích được cung cấp như tích hợp các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế), thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền).

Các loại giấy tờ sau sẽ được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử (ứng dụng VNeID):

- Căn cước công dân gắn chip: Tài khoản định danh điện tử có thể dùng thay Căn cước công dân gắn chip khi thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

- Thẻ bảo hiểm y tế: Công dân có thể sử dụng khi khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm, không cần trình thẻ bảo hiểm y tế truyền thống.

- Thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe: Người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.

- Thông tin về người phụ thuộc, người giám hộ: Thông qua tài khoản định danh điện tử, công dân khai báo lưu trú mà không phải liên hệ qua cơ quan công an.

Bên cạnh đó, ứng dụng VNeID cung cấp kênh chính thống hỗ trợ người dân trong việc tố giác tội phạm với cơ quan công an một cách an toàn, bảo mật, không lộ thông tin.

Những đối tượng nào được cấp tài khoản định danh điện tử?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định các đối tượng sau được cấp tài khoản định danh điện tử:

Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Nghị định 59/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/10/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

18,252 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào