Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô? Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 ra sao?

Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô? Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 ra sao? - Câu hỏi của anh H (Phú Yên)

Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô?

Căn cứ theo Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định báo cáo tài chính của TCVM (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCVM. Hệ thống báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô bao gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính,

+ Báo cáo kết quả hoạt động,

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính.

Cụ thể theo khoản 5 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về kỳ lập báo cái tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:

- Kỳ lập Báo cáo tài chính năm

Các TCVM phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.

- Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

- Kỳ lập Báo cáo tài chính khác

+ Các TCVM có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật hoặc yêu cầu của chủ sở hữu.

+ Các TCVM bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô? Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 ra sao?

Có bao nhiêu kỳ báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô? Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 ra sao? (Hình từ Internet)

Thời hạn nộp báo cáo tài chính trong năm 2024 đối với tổ chức tài chính vi mô là khi nào?

Căn cứ theo mục 6 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính trong năm 2024 đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:

Quy định chung
6. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
6.1. Báo cáo tài chính năm
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
6.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ
Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý kế tiếp;
Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo tài chính là ngày lễ, ngày Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày nộp báo cáo tài chính là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.

Như vậy, thời hạn nộp báo cáo năm 2023 chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ví dụ: Kỳ kế toán năm 2023 là ngày 01/01/2023 - 31/12/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 đối với tổ chức tài chính vi mô chậm nhất đến ngày 30/03/2024.

Nguyên tắc lập và trình báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô như thế nào?

Căn cứ theo mục 4 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về nguyên tắc lập và trình báo cáo tài chính như sau:

- Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của đơn vị.

- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).

- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

- Các khoản mục doanh thu, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

- Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa TCVM và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Báo cáo tình hình tài chính, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.

Nộp báo cáo tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô trong năm 2024 ở đâu?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định nơi nhận báo cáo tài chính năm 2024 như sau:

- Tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê.

- Các tổ chức tài chính vi mô còn lại gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), cơ quan thuế và cơ quan thống kê.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

561 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào