Có bao nhiêu chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng từ 01/9/2023?
- Có bao nhiêu chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng từ 01/9/2023?
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với chức danh lái tàu là gì?
- Tiêu chuẩn đối với chức danh trưởng tàu đường sắt là gì?
- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với chức danh nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là gì?
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt ngày 30/6/2023.
Có bao nhiêu chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng từ 01/9/2023?
Căn cứ Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
*Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm:
- Trưởng tàu;
- Phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;
- Lái tàu;
- Nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp;
- Phụ lái tàu;
- Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến;
- Nhân viên điều độ chạy tàu ga;
- Trực ban chạy tàu ga;
- Trưởng dồn;
- Nhân viên gác ghi;
- Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe;…
- Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm;
- Nhân viên gác đường ngang, cầu chung;
Ngoài ra, các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị, bao gồm:
- Nhân viên điều độ chạy tàu;
- Lái tàu;
- Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga;
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
Có bao nhiêu chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng từ 01/9/2023?(Hình internet)
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với chức danh lái tàu là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Lái tàu
1. Tiêu chuẩn
a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đối với lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ trưởng tàu hàng; có chứng chỉ đào tạo trưởng tàu hàng do cơ sở đào tạo đủ điều kiện cấp và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.
2. Nhiệm vụ
a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;
b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu; c) Vận hành đầu máy an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng lịch trình của biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;
d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp;
đ) Chỉ được phép điều khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển;
e) Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga kể cả khi đầu máy chạy đơn;
g) Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài;
h) Hướng dẫn, giám sát phụ lái tàu thực hành lái tàu và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong quá trình phụ lái tàu thực hành lái tàu.
Như vậy, tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với chức danh lái tàu được quy định chi tiết như trên.
Tiêu chuẩn đối với chức danh trưởng tàu đường sắt là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định:
Trưởng tàu
1. Tiêu chuẩn
a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Trưởng tàu hàng phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng dồn hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn; trưởng tàu khách phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;
d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu tổ chức.
Như vậy, để đảm nhận vị trí trưởng tàu đường sắt cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn nêu trên.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với chức danh nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt
...
2. Tiêu chuẩn
a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh này tổ chức.
3. Nhiệm vụ
a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình theo quy trình vận hành khai thác đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp sử dụng chức danh này quy định;
b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp, phương 8 pháp sử dụng phương tiện giao thông đường sắt, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ vận hành;
c) Vận hành phương tiện giao thông đường sắt an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng biểu đồ vận hành, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;
d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng phương tiện giao thông đường sắt khẩn cấp;
đ) Trước khi cho phương tiện giao thông đường sắt chạy phải xác nhận đủ điều kiện an toàn chạy tàu;
e) Trong khi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật của phương tiện và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn phương tiện và an toàn chạy tàu, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động
Như vậy, tiêu chuẩn đối với chức danh nhân viên trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt như sau:
- Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;
- Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh này tổ chức.
Thông tư 15/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.