Chuyên đề đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá từ 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC bao gồm những chuyên đề nào?
- Chuyên đề đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá từ 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC bao gồm những chuyên đề nào?
- Thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ như thế nào?
- Thẩm định giá nhà nước, kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng ra sao?
Chuyên đề đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá từ 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC bao gồm những chuyên đề nào?
Căn cứ tại Phụ lục V kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá bao gồm những chuyên đề như sau:
- Chuyên đề Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá.
- Chuyên đề Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá.
- Chuyên đề Phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên đề Thẩm định giá bất động sản.
- Chuyên đề Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị).
- Chuyên đề Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác).
- Chuyên đề Thẩm định giá doanh nghiệp.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, sẽ có 07 chuyên đề đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá theo quy định trên.
>> Xem chi tiết 07 chuyên đề đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá (Phụ lục V): Tải về
Chuyên đề đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá từ 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC bao gồm những chuyên đề nào? (Hình ảnh Internet)
Thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quy định rõ về kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:
- Kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học:
+ Đối với lớp đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC, việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết; trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút;
+ Đối với các học viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC phải làm 01 (một) bài kiểm tra viết 150 phút cho các chuyên đề học bổ sung.
- Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho phần kiến thức có chuyên đề đó và phải học lại chuyên đề còn thiếu.
- Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.
- Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quyền dự kiểm tra lại một lần đối với mỗi bài kiểm tra. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định nhưng không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp đào tạo.
Thẩm định giá nhà nước, kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng ra sao?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quy định rõ về kiểm tra đánh giá kết quả học tập như sau:
- Kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước, đơn vị bồi dưỡng phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Việc kiểm tra được thực hiện bằng 1 (một) bài viết (tự luận hoặc trắc nghiệm do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định) trong thời gian tối đa 150 phút cho cả phần kiến thức chung và phần kiến thức nghiệp vụ.
Nội dung bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học.
- Điểm bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
- Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập và phải học lại chuyên đề còn thiếu.
- Trường hợp vì lý do đặc biệt, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng chấp thuận.
- Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 39/2024/TT-BTC có quyền dự kiểm tra lại một lần. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị bồi dưỡng quyết định nhưng không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp bồi dưỡng.
Như vậy, trên đây là quy định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.