Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là gì? Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có mấy khung hình phạt?

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là gì? Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có mấy khung hình phạt? - Câu hỏi của anh Minh tại Vĩnh Long.

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Căn cứ Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
...

Theo đó, mặt khách quan của Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là việc cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Trong đó, căn cứ tiểu mục 7.1 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP (hướng dẫn Bộ luật Hình sự 1999) thì chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy.

Ngoài ra, đối với quy định về hành vi có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy thì được hiểu là trường hợp người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý, biết người khác (không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, tuy không cho họ thuê, mượn địa điểm, nhưng lại để mặc cho họ hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy.

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là gì? Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có mấy khung hình phạt?

Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy là gì? Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có mấy khung hình phạt? (Hình từ Internet)

Làm sao để phân biệt Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy và Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

Căn cứ khoản 1 Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Đồng thời căn cứ tiểu mục 7.3 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

7. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198)
...
7.3. Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt:
a) Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” quy định tại Điều 197 của BLHS.

Như đã phân tích ở phần trên thì chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy (tiểu mục 7.1 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP)

Còn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây (tiểu mục 6.1 Mục II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP):

- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;

- Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy.

Theo đó, tuy có hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng còn các yếu tố khác thỏa mãn các cấu thành khác của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (như là biết họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác) thì người này có thể bị truy cứu với Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy mà không phải Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có mấy khung hình phạt?

Căn cứ khoản 1 Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với người dưới 16 tuổi;
d) Đối với 02 người trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có các khung hình phạt sau:

Khung 1: Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với người dưới 16 tuổi;

- Đối với 02 người trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,391 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào