Chủ nguồn chất thải nguy hại có phải có trách nhiệm phân loại chất thải nguy hại? Nếu có thì phải phân loại như thế nào?

Vì hoạt động kinh doanh nên cơ sở kinh doanh của tôi phát sinh chất thải nguy hại. Tôi muốn hỏi, đối với nguồn chất thải nguy hại phát sinh đó thì tôi có phải chịu trách nhiệm phân loại hay không, hay thuộc về cơ quan xử lý chất thải? Nếu có thì tôi phải thực hiện phân loại như thế nào? Và tôi có thể tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh hay không? Tôi rất mong nhận được câu trả lời từ quý công ty. Tôi xin cảm ơn!

Trách nhiệm phân loại chất thải nguy hại của chủ nguồn chất thải nguy hại được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CPkhoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm của chủ nguồn chất thải nguy hại như sau:

- Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;

- Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;

- Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

- Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:

+ Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý;

+ Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.

Theo như quy định trên thì chủ nguồn chất thải nguy hại phải tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại và xác định lượng chất thải nguy hại.

Chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm phân loại chất thải nguy hại

Chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm phân loại chất thải nguy hại

Phân loại chất thải nguy hại được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 68 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cách thức phân loại, phân định chất thải nguy hại như sau:

"Điều 68. Phân định, phân loại chất thải nguy hại
1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải.
4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ."

Như vậy, chủ nguồn chất thải nguy hại phải thực hiện phân loại chất thải nguy hại theo mã, danh mục, ngưỡng chất thải nguy hại và phải thực hiện ngya khi nguồn chất thải nguy hại được đưa vào hoặc chuyển đi xử lý nếu không lưu giữ.

Trường hợp nào chủ nguồn chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại?

Theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;

- Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 1 Điều này;

- Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.

Vậy nếu như chủ nguồn chất thải nguy hại muốn tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh thì phải đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên thì mới được phép xử lý chất thải nguy hại. Ngoài ra cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,222 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào