Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là gì? Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 ngày nào?
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là gì? Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 ngày nào?
Ngày 04 tháng 9 năm 2024 Bộ Y tế ban hành Công văn 5241/BYT-KCB năm 2024 hướng dẫn hoạt động hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9/2024 trong đó có đề cập đến chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024, Cụ thể:
Ngày 17 tháng 9 hàng năm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là “Ngày An toàn người bệnh Thế giới”.
Để hưởng ứng cuộc vận động của WHO và tham gia sự kiện chung trên toàn cầu, Bộ Y tế đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và Y tế các Bộ ngành (sau đây gọi chung là các Đơn vị) chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tổ chức các hoạt động để hưởng ứng nhân dịp “Ngày An toàn người bệnh Thế giới” năm 2024 trong tuần từ ngày 4/9/2024 đến ngày 22/9/2024 theo Thông điệp của WHO được gửi kèm theo công văn này, với các hình thức phù hợp, cụ thể như sau:
- Báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức chiếu đèn có màu cam tại các di tích văn hóa, các khu vực công cộng và các đài phun nước;
- Chạy bảng chữ điện tử, treo pa nô, áp phích với khẩu hiệu của WHO “Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn - Get it right, make it safe”; sử dụng hình ảnh, biểu tượng theo mẫu hướng dẫn của WHO tại các bệnh viện trên địa bàn;
- Tổ chức các hội thảo, tập huấn theo chủ đề năm 2024 “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự An toàn của Người bệnh - Improving diagnosis for patient safety”; phổ biến các phương pháp, công khai kết quả triển khai Thông tư 43/2018/TT-BYT ngày 26/12/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho nhân viên y tế;
- Tổ chức các chương trình văn nghệ về chủ đề An toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa, đặc biệt các tình huống nguy cơ được kịp thời ngăn ngừa trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị;
- Tích cực triển khai các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn về an toàn người bệnh và nhân viên y tế.
- Phối hợp với các đơn vị truyền thông trên địa bàn đưa tin bài, hình ảnh các hoạt động nêu trên rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đề nghị các Đơn vị khẩn trương lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp kết quả.
Như vậy, chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 sẽ tổ chức các hội thảo, tập huấn theo chủ đề năm 2024 “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự An toàn của Người bệnh - Improving diagnosis for patient safety”.
Ngày 17 tháng 9 hàng năm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là “Ngày An toàn người bệnh Thế giới”.
Do đó, Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 là ngày 17 tháng 9 năm 2024.
Dưới đây là lịch tháng 9 năm 2024 (dương lịch):
Cụ thể, tháng 9 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/9/2024 (Chủ nhật) nhằm ngày 29/7/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 30/9/2024 (Thứ hai) nhằm ngày 28/8/2024 âm lịch.
Như vậy, ngày 17 tháng 9 năm 2024 (Dương lịch) là ngày 15 tháng 8 năm 2024 (Âm lịch) rơi vào Thứ ba.
Chủ đề Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 là gì? Ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024 ngày nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 nêu rõ nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nội dung quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 nêu rõ nội dung quản lý nhà nước trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
(i) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh;
(ii) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch về khám bệnh, chữa bệnh;
(iii) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
(iv) Quy định về chuyên môn kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh;
(v) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(vi) Cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề, giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(vii) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề;
(viii) Tổ chức nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh;
(ix) Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
(x) Quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này và pháp luật về giá;
(xi) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;
(xii) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.