Chính thức điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024-2025? Xem chi tiết điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024-2025?
Chính thức điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024-2025? Xem chi tiết điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024-2025?
Ngày 9/7/2024, Sở GDDT tỉnh Tiền Giang công bố chính thức điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024-2025 như sau:
Theo đó, chi tiết điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024 như trên.
Chính thức điểm chuẩn lớp 10 Tiền Giang 2024-2025? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét trúng tuyển lớp 10 các trường THPT công lập Tiền Giang năm học 2024-2025 thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 11 Mục V Công văn 790/SGDĐT-KTQLCLGD năm 2024 tại đây, hướng dẫn nguyên tắc xét trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập Tiền Giang năm học 2024-2025 như sau:
- Trong xét tuyển đối với từng trường, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi tuyển, không phân biệt thứ tự ưu tiên của NV đăng ký (các NV được xét tuyển như nhau, không có điểm chênh lệch giữa các NV).
Đối với mỗi thí sinh, nếu đăng ký NV vào nhiều trường/môn chuyên thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các NV trên phiếu đăng ký NV dự tuyển của học sinh; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 NV ưu tiên cao nhất trong các NV đã đăng ký. Sở GDĐT quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn tỉnh; xây dựng, duy trì và vận hành phần mềm để thực hiện công tác tuyển sinh và hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh
- Lớp 10 chuyên, Trường THPT Chuyên:
+ Học sinh trúng tuyển hai lớp chuyên: Hội đồng xét tuyển sẽ căn cứ vào phiếu đăng ký NV dự tuyển (phần lớp 10 chuyên) để xét trúng tuyển 01 (một) môn (lớp) chuyên cho học sinh theo thứ tự ưu tiên đã đăng ký.
+ Xét trúng tuyển vào lớp chuyên: Mỗi lớp không quá 35 học sinh. Riêng lớp chuyên Tin học, tuyển sinh 17 học sinh đã dự thi môn Toán (chuyên Tin) và 18 học sinh dự thi môn Tin học trong Kỳ thi.
+ Căn cứ điểm thi tuyển vào lớp chuyên và điều kiện xét tuyển, xét từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng môn chuyên.
Lưu ý: Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm thi tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn, có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi năm học lớp 9 cao hơn (riêng đối với môn Tin học: Nếu không có điểm trung bình môn Tin học thì căn cứ vào môn Toán), có điểm trung bình các môn học cả năm học lớp 9 cao hơn, tổng điểm 03 môn thi phổ thông (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) không nhân hệ số cao hơn.
- Lớp 10, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học:
+ Mỗi lớp 45 học sinh (bao gồm học sinh lưu ban). Căn cứ điểm thi tuyển và điều kiện xét tuyển vào lớp 10 phổ thông công lập để xét trúng tuyển. Điểm chuẩn xét trúng tuyển tại các trường do Hội đồng tuyển sinh nhà trường trình Giám đốc Sở GDĐT phê duyệt.
Việc xét trúng tuyển thực hiện theo đúng thứ tự từng NV do học sinh đăng ký trước tiên đến NV học sinh đăng ký sau cùng trên phiếu đăng ký NV dự tuyển của học sinh.
+ Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm thi tuyển bằng nhau thì tiếp tục xét chọn thí sinh trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:
Có điểm trung bình các môn học cả năm học lớp 9 cao hơn, có điểm trung bình các môn học 4 năm cấp trung học cơ sở cao hơn, tổng điểm 03 môn thi phổ thông (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh) không nhân hệ số cao hơn.
Chương trình học lớp 10 THPT năm học 2024-2025 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) có quy định như sau:
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Theo như quy định trên, lớp 10 sẽ thuộc vào giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:
Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.