Chính thức có Thông tư 32/2024/TT-BTC về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập ra sao?
- Chính thức có Thông tư 32/2024/TT-BTC về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập ra sao?
- Quy định chung về Cách tiếp cận thị trường theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam mới nhất ra sao?
- Quy định chung về Cách tiếp cận chi phí theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam mới nhất ra sao?
- Quy định chung về Cách tiếp cận từ thu nhập theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam mới nhất ra sao?
Chính thức có Thông tư 32/2024/TT-BTC về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập ra sao?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 32/2024/TT-BTC các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập.
Theo đó, Thông tư 32/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và thay thế Thông tư 126/2015/TT-BTC Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10.
Ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC gồm:
- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thị trường;
- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ chi phí;
- Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập.
Chính thức có Thông tư 32/2024/TT-BTC về Cách tiếp cận thị trường, Cách tiếp cận chi phí, Cách tiếp cận từ thu nhập ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định chung về Cách tiếp cận thị trường theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam mới nhất ra sao?
Căn cứ theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thị trường ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC, quy định chung như sau:
- Phạm vi điều chỉnh
Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn về cách tiếp cận từ thị trường khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
- Đối tượng áp dụng
+ Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
+ Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).
- Cách tiếp cận từ thị trường
+ Cách tiếp cận từ thị trường xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản so sánh đã có các thông tin về giá trên thị trường; trường hợp thẩm định giá doanh nghiệp được sử dụng thêm các thông tin về giá của chính tài sản thẩm định giá.
+ Tùy theo loại tài sản, cách tiếp cận từ thị trường có thể được cụ thể hóa thành các phương pháp gồm phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
Phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch chỉ áp dụng đối với thẩm định giá doanh nghiệp và được quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp.
Quy định chung về Cách tiếp cận chi phí theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam mới nhất ra sao?
Căn cứ theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận chi phí ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC, quy định chung như sau:
- Phạm vi điều chỉnh
Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định về cách tiếp cận từ chi phí khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
- Đối tượng áp dụng
+ Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
+ Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).
Quy định chung về Cách tiếp cận từ thu nhập theo chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam mới nhất ra sao?
Căn cứ theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cách tiếp cận từ thu nhập ban hành kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC, quy định chung như sau:
- Phạm vi điều chỉnh
Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này quy định và hướng dẫn thực hiện cách tiếp cận từ thu nhập khi thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
- Đối tượng áp dụng
+ Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
+ Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
+ Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).
- Cách tiếp cận từ thu nhập và các phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập
+ Cách tiếp cận từ thu nhập được áp dụng đối với các tài sản tạo ra thu nhập cho người sở hữu/người sử dụng, có thể dự báo được thu nhập từ tài sản trong tương lai và tính được tỷ suất vốn hóa hoặc tỷ suất chiết khấu phù hợp.
+ Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp từ thu nhập là phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng cho các tài sản đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau:
++ Đối với tài sản là doanh nghiệp, phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu, thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp;
++ Đối với tài sản vô hình, phương pháp thẩm định giá sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập là phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình, phương pháp lợi nhuận vượt trội và phương pháp thu nhập tăng thêm, thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình.
Thông tư 32/2024/TT-BTC có hiệu lực từ 1/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.