Chính thức có Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước ra sao?

Chính thức có Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước ra sao? Câu hỏi từ Anh P - Bình Thuận.

Chính thức có Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước ra sao?

Ngày 16/05/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP Tải quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước 2023, trong đó:

(1) Phạm vi điều chỉnh

Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết Điều 7, khoản 5 Điều 9, Điều 10, khoản 5 Điều 17, Điều 19, khoản 9 Điều 23, Điều 30, khoản 5 Điều 31, Điều 35, khoản 3 Điều 37, khoản 10 Điều 38, khoản 3 Điều 51, khoản 10 Điều 63, khoản 6 Điều 66, khoản 5 Điều 71, khoản 5 Điều 81 của Luật Tài nguyên nước 2023. Cụ thể về:

- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;

- Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước;

- Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước;

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; danh mục lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch;

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; hành lang bảo vệ nguồn nước; việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Quy định nguồn nước phải cắm mốc giới hành lang bảo vệ và việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; ngưỡng khai thác nước dưới đất;

- Xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; điều hòa, phân phối tài nguyên nước;

- Chuyển nước lưu vực sông; quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận nội dung về phương án chuyển nước;

- Hạ tầng kỹ thuật vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực; quy trình điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa;

- Lập, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa theo thời gian thực;

- Xây dựng quy chế phối hợp vận hành đối với các đập, hồ chứa trên sông, suối;

- Đối tượng, quy mô, chế độ, thông số, chỉ tiêu quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước, chất lượng nước và lộ trình thực hiện;

- Lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;

- Phòng, chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ;

- Hạch toán tài nguyên nước và lộ trình thực hiện;

- Việc điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;

- Tổ chức và hoạt động của tổ chức lưu vực sông.

(2) Đối tượng áp dụng

Nghị định 53/2024/NĐ-CP này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính thức có Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước ra sao?

Chính thức có Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu của hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước theo Nghị định 53/2024/NĐ-CP ra sao?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 53/2024/NĐ-CP nêu rõ hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước 2023 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo đề án, dự án và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và phê duyệt kết quả thực hiện theo quy định.

- Căn cứ mục tiêu phạm vi, quy mô của đề án, dự án và đặc điểm cụ thể của từng vùng điều tra, cơ quan phê duyệt đề án, dự án quyết định các nội dung công việc, khối lượng, sản phẩm cụ thể của từng đề án, dự án trên nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí đề án, dự án.

Nội dung, định mức, đơn giá điều tra cơ bản tài nguyên nước được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và đáp ứng được các mục tiêu của đề án, dự án.

- Thông tin dữ liệu, kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước phải được rà soát, cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Nghị định 53/2024/NĐ-CP.

Luật Tài nguyên nước 2023 khi nào phát sinh hiệu lực?

Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023, Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức phát sinh hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên, hai quy định sau có thời điểm phát sinh hiệu lực khác:

- Việc tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cấp cho sinh hoạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

- Việc kê khai khai thác nước dưới đất của hộ gia đình quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2026.

Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 thì Luật Tài nguyên nước 2012 hết hiệu lực. Tuy nhiên, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 86 của Luật Tài nguyên nước 2023.

*Lưu ý: Nghị định 53/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,496 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào