Chi tiết nội dung các chuyên đề về kiến thức, kỹ năng của Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương năm 2022?

Xin chào ban biên tập. Nội dung các chuyên đề về Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương được quy định như thế nào? Mong được ban tư vấn của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giúp tôi hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Nội dung các chuyên đề về kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương?

Theo quy định tại Phần IB Chương trình ban hành kèm Quyết định 420/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định vè nội dung các chuyên đề về kiến thức tại Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Nhà nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị

(1) Tổng quan về hệ thống chính trị

- Quyền lực và quyền lực chính trị

- Hệ thống chính trị và các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị c) Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Vai trò Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị

(2) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(3) Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Khái quát về nhà nước pháp quyền

- Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

- Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chuyên đề 2: Tổng quan về hành chính Nhà nước

(1) Khái niệm, vai trò, đặc điểm của hành chính nhà nước

- Khái niệm hành chính nhà nước

- Đặc điểm của hành chính nhà nước

- Vai trò của hành chính nhà nước

(2) Chức năng của hành chính nhà nước

- Phân loại chức năng hành chính nhà nước

- Các chức năng cơ bản của hành chính nhà nước

(3) Hình thức và phương pháp của hành chính nhà nước

- Hình thức của hành chính nhà nước

- Phương pháp hành chính nhà nước

Chuyên đề 3: Công vụ, công chức

(1) Công vụ

- Những vấn đề chung về công vụ

- Các nguyên tắc hoạt động công vụ

(2) Công chức

- Những vấn đề chung về công chức

- Nghĩa vụ, quyền của công chức

- Tiền lương và chế độ phúc lợi của công chức

- Khen thưởng và kỷ luật công chức

Chuyên đề 4: Đạo đức công vụ

(1) Một số vấn đề chung về đạo đức

- Quan niệm chung về đạo đức

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, công chức

(2) Những vấn đề cơ bản của đạo đức công vụ

- Quan niệm chung về đạo đức công vụ

- Nội dung cơ bản của đạo đức công vụ

(3) Thực hành đạo đức công vụ

- Với Nhân dân

- Với cơ quan, đơn vị, tổ chức

- Với đồng nghiệp, đối tác

- Với bản thân

Chuyên đề 5: Thủ tục hành chính

(1) Khái quát về thủ tục hành chính

- Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính

- Phân loại thủ tục hành chính

- Đặc điểm của thủ tục hành chính

(2) Nguyên tắc xây dựng, thực hiện thủ tục hành chính

- Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

- Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

(3) Kiểm soát thủ tục hành chính

- Khái niệm kiểm soát thủ tục hành chính

- Nguyên tắc kiểm soát thủ tục hành chính

- Nội dung kiểm soát thủ tục hành chính

(4) Thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

- Sự cần thiết thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

- Nghĩa vụ của các bên trong thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

- Quy trình thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

(5) Cải cách thủ tục hành chính

- Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính

- Nội dung cải cách thủ tục hành chính

Chuyên đề 6: Tổng quan về quản lý tài chính, tài sản trong cơ quan nhà nước

(1) Khái quát về quản lý tài chính, tài sản trong cơ quan nhà nước

- Khái niệm quản lý tài chính, tài sản trong cơ quan nhà nước

- Nguồn lực tài chính, tài sản trong cơ quan nhà nước

- Các khoản chi trong cơ quan nhà nước

- Nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản trong cơ quan nhà nước

(2) Nội dung quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước

- Lập dự toán trong cơ quan nhà nước

- Thực hiện dự toán trong cơ quan nhà nước

- Quyết toán trong cơ quan nhà nước

(3) Nội dung quản lý tài sản trong cơ quan nhà nước

- Tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản công

- Quản lý mua sắm công

- Quy trình quản lý tài sản công

Chuyên đề 7: Tổng quan quản lý Nhà nước theo Lãnh thổ

(1) Quản lý nhà nước theo ngành

- Khái quát chung về ngành

- Phân chia hệ thống nền kinh tế quốc dân theo ngành

- Nội dung quản lý nhà nước theo ngành

(2) Quản lý nhà nước theo lãnh thổ

- Khái quát về lãnh thổ

- Phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ

- Nội dung quản lý nhà nước theo lãnh thổ

(3) Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Khái niệm kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Sự cần thiết phải kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Phương thức kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

- Nội dung kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương: Nội dung của từng chuyên đề tại Chương trình?

Chi tiết nội dung các chuyên đề về kiến thức, kỹ năng của Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương năm 2022?

Nội dung các chuyên đề về kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương?

Căn cứ theo quy định tại Phần IIB Chương trình ban hành kèm Quyết định 420/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về nội dung các chuyên đề về kỹ năng tại Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

(1) Một số vấn đề chung về thông tin, thu thập và xử lý thông tin

- Khái niệm, vai trò của thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước

- Khái niệm, đặc điểm của thu thập thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước

- Khái niệm, đặc điểm của xử lý thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước

- Vai trò của thu thập, xử lý thông tin trong hoạt động hành chính nhà nước

(2) Kỹ năng thu thập thông tin

- Yêu cầu đối với thông tin thu thập

- Kỹ thuật thu thập thông tin

(3) Kỹ năng xử lý thông tin

- Nguyên tắc xử lý thông tin

- Kỹ thuật xử lý thông tin

(4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, xử lý thông tin điện tử

- Nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin điện tử

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu trữ và truyền nhận thông tin

(5) Những trở ngại trong thu thập, xử lý thông tin và cách khắc phục

- Quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích

- Hạn chế về năng lực và kỹ năng xử lý thông tin

- Điều kiện pháp lý, thiết bị hỗ trợ trong quá trình xử lý thông tin

- Những trở ngại trong cơ cấu tổ chức, phong cách quản lý, văn hóa tổ chức

Chuyên đề 2: Kỹ năng phân tích, giải quyết tình huống trong hành chính nhà nước

(1) Tổng quan về phân tích, giải quyết tình huống trong hành chính nhà nước

- Khái niệm tình huống trong hành chính nhà nước

- Khái niệm phân tích, giải quyết tình huống

- Vai trò của phân tích, giải quyết tình huống

- Nguyên tắc phân tích, giải quyết tình huống

(2) Kỹ năng phân tích tình huống trong hành chính nhà nước

- Phân tích phạm vi, mức độ ảnh hưởng của tình huống

- Phân tích mức độ quan trọng, cấp thiết của tình huống

- Phân tích bản chất pháp lý của tình huống

(3) Kỹ năng giải quyết tình huống trong hành chính nhà nước

- Yêu cầu đối với việc giải quyết tình huống

- Quy trình giải quyết tình huống

Chuyên đề 3: Kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý nhà nước

(1) Khái quát về văn bản quản lý nhà nước

- Khái niệm, đặc điểm văn bản quản lý nhà nước

- Vai trò của văn bản quản lý nhà nước

- Hệ thống văn bản quản lý nhà nước

(2) Yêu cầu chung về kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước

- Yêu cầu chung về nội dung văn bản

- Yêu cầu chung về thể thức, kỹ thuật trình bày và hình thức ký văn bản giấy, văn bản điện tử

- Yêu cầu chung về ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước

- Quy trình xây dựng và ban hành văn bản giấy và văn bản điện tử

(3) Soạn thảo một số loại văn bản hành chính

- Soạn thảo quyết định

- Soạn thảo tờ trình

- Soạn thảo công văn

Chuyên đề 4: Kỹ năng lập và quản lý hồ sơ

(1) Tổng quan về lập và quản lý hồ sơ

- Khái niệm lập và quản lý hồ sơ

- Yêu cầu của việc lập hồ sơ và quản lý hồ sơ

- Trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và quản lý hồ sơ

(2) Kỹ năng lập và quản lý hồ sơ

- Xây dựng và ban hành danh mục hồ sơ

- Quy trình lập hồ sơ

(3) Nộp lưu hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan

- Thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu nước

- Thời hạn và thủ tục nộp lưu

(4) Quản lý và sử dụng hồ sơ

- Phân loại, sắp xếp, bảo quản

- Sử dụng, khai thác hồ sơ

- Một số lưu ý trong quản lý, sử dụng hồ sơ thuộc danh mục bí mật nhà

Chuyên đề 5: Kỹ năng giao tiếp hành chính

(1) Khái quát về giao tiếp hành chính

- Khái niệm giao tiếp hành chính

- Đặc điểm của giao tiếp hành chính

- Vai trò của giao tiếp hành chính

- Yêu cầu và nguyên tắc giao tiếp hành chính

(2) Một số kỹ năng giao tiếp hành chính

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong nội bộ cơ quan, tổ chức

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với công dân, tổ chức

- Kỹ năng giao tiếp thông qua một số phương tiện truyền thông hiện đại

- Kỹ năng sử dụng yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp hành chính

(3) Kỹ năng xử lý một số tình huống và một số lưu ý trong giao tiếp hành chính

- Kỹ năng xử lý một số tình huống thường gặp trong giao tiếp hành chính

- Một số lưu ý trong giao tiếp hành chính

Chuyên đề 6: Kỹ năng thuyết trình trong hoạt động công vụ

(1) Khái quát về thuyết trình trong hoạt động công vụ

- Khái niệm và đặc điểm của thuyết trình trong hoạt động công vụ

- Vai trò của thuyết trình trong hoạt động công vụ

- Yêu cầu đối với thuyết trình trong hoạt động công vụ

(2) Các bước và một số kỹ thuật thuyết trình trong hoạt động công vụ

- Chuẩn bị thuyết trình

- Thực hiện thuyết trình

- Tự đánh giá sau thuyết trình

- Một số kỹ thuật của thuyết trình trong hoạt động công vụ

(4) Xử lý một số tình huống khi thuyết trình trong hoạt động công vụ

- Bài thuyết trình bị cắt ngang bởi ý kiến nằm ngoài kế hoạch/dự kiến

- Diễn giả không trả lời được câu hỏi

- Câu hỏi có tính khiêu khích, không đúng với nội dung bài thuyết trình

- Các tình huống khác

Chuyên đề 7: Kỹ năng làm việc nhóm

(1) Khái quát chung về làm việc nhóm

- Quan niệm về làm việc nhóm

- Đặc điểm làm việc nhóm trong môi trường công vụ

- Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm trong môi trường công vụ

(2) Kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường công vụ

- Thiết lập mục tiêu cho nhóm

- Phối hợp và chia sẻ thông tin trong làm việc nhóm

- Kiểm soát quá trình làm việc nhóm

- Khuyến khích, tạo động lực trong làm việc nhóm

- Giải quyết mâu thuẫn/xung đột trong làm việc nhóm

Chuyên đề 8: Kỹ năng quản lý thời gian

(1) Những vấn đề cơ bản về quản lý thời gian

- Khái niệm, mục đích quản lý thời gian

- Mục đích quản lý thời gian

- Sự cần thiết phải quản lý thời gian

(2) Một số kỹ năng quản lý thời gian

- Lập danh mục công việc

- Lập kế hoạch công việc

- Sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc

(3) Công cụ quản lý thời gian

- Nhật ký thời gian

- Lịch công việc

- Ma trận quản lý thời gian

(4) Một số lưu ý trong quản lý thời gian

- Hiểu về bản thân

- Chủ động chuẩn bị cho sự thay đổi

- Ngăn nắp trong công việc

Chuyên đề 9: Kỹ năng làm việc trong môi trường số

(1) Khái quát về môi trường số và làm việc trong môi trường số

- Khái niệm môi trường số và làm việc trong môi trường số

- Đặc điểm của làm việc trong môi trường số

- Yêu cầu và nguyên tắc làm việc trong môi trường số

- Quy trình, cách thức làm việc trong môi trường số

(2) Một số kỹ năng làm việc trong môi trường số cơ bản

- Kỹ năng tham mưu quản lý, điều hành công việc trong môi trường số

- Kỹ năng trao đổi thông tin trong môi trường số

- Kỹ năng làm việc trên các nền tảng công nghệ số

- Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi và giải quyết sự cố môi trường số

(3) Xử lý một số tình huống và một số lưu ý làm việc trong môi trường số

- Xử lý một số tình huống thường gặp

- Một số lưu ý

Hướng dẫn cụ thể về Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương?

Tại Phần C Chương trình ban hành kèm Quyết định 420/QĐ-BNV năm 2022 về Chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên và tương đương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về việc hướng dẫn cụ thể như sau:

(1) Mục đích

- Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác qua thực tiễn tại một cơ quan, đơn vị cụ thể.

- Gắn kết thêm giữa lý luận và thực tiễn.

(2) Yêu cầu

- Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.

- Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.

(3) Hướng dẫn

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đi thực tế cho học viên. Đi thực tế theo lớp hoặc chia thành các nhóm. Trường hợp vì lý do khách quan nên không tổ chức đi thực tế được, học viên tự tìm hiểu tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác và có báo cáo thực tế hoặc thay bằng chuyên đề báo cáo.

- Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,653 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào