Chi tiết Nghị định tăng 6% lương tối thiểu vùng ra sao? Chính thức tăng 6% lương tối thiểu vùng trong tháng 05 hay tháng 07?
Chi tiết Nghị định tăng 6% lương tối thiểu vùng ra sao? Chính thức tăng 6% lương tối thiểu vùng trong tháng 05 hay tháng 07?
Ngày 20-12-2023, tại phiên họp, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, khi tăng lương tối thiểu vùng 6% thì lương khu vực doanh nghiệp chia làm 4 vùng dự kiến như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.000 |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 |
Tại Phụ lục IV, nhóm V một số nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, lĩnh vực năm 2024 (kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP), Chính phủ giao Bộ LĐTBXH chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, theo phương án đề xuất được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thì tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Theo chỉ đạo mới nhất tại Nghị quyết 01/NQ-CP 2024 thì Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được hoàn thành trong tháng 05/2024. Tuy nhiên, về chi tiết Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có tăng 6% lương tối thiểu vùng hay không thì cần phải đợi văn bản chính thức được ban hành để biết.
Nguồn: Báo Chính phủ
Chi tiết Nghị định tăng 6% lương tối thiểu vùng ra sao?
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay của người lao động được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động như sau:
- Quy định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu vùng theo giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
- Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Người lao động nghỉ việc bao lâu thì được thanh toán lương?
Tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, quy định về trách nhiệm của hai bên sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Theo đó, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán lương cho người lao động trong thời hạn 14 ngày làm việc.
*Lưu ý: Người sử dụng lao động có thể kéo dài thời hạn trả lương cho người lao động, tuy nhiên không được quá 30 ngày trong các trường hợp sau:
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Doanh nghiệp bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Chấm dứt hợp đồng lao động do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.