Chi phí quản lý ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng năm 2023?
- Mức chi ngân sách trung ương quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng?
- Mức chi để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được kiểm soát như thế nào?
- Quản lý bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc ngân sách trung ương nhà nước?
- Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng?
Mức chi ngân sách trung ương quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về chi phí quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
Chi phí quản lý
1. Ngân sách trung ương đảm bảo chi phí quản lý để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về quản lý đối tượng, hồ sơ, quản lý tài chính, kế toán và tổ chức thực hiện chi trả.
Mức chi phí quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) và được bố trí trong dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; trong đó chi phí phục vụ chi trả chế độ đến người thụ hưởng tối đa bằng 0,75% tổng số kinh phí chi trả chế độ của toàn ngành. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân bổ tỷ lệ chi phí quản lý và tỷ lệ chi phí phục vụ chi trả chế độ phù hợp với đặc thù của từng địa phương, bảo đảm trong phạm vi dự toán được giao cho công tác quản lý của toàn ngành."
Như vậy, quy định mức chi phí quản lý sẽ bằng 1,7% tổng kinh phí thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định như trên.
Và mức chi phí đó được bố trí trong dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chi phí quản lý ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng năm 2023? (Hình từ internet)
Mức chi để thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định như sau:
Việc kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thực hiện theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP; Thông tư 62/2020/TT-BTC và quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 10 Thông tư 44/2022/TT-BTC.
Quản lý bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc ngân sách trung ương nhà nước?
Căn cứ Điều 45 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về nguồn lực ngân sách nhà nước được quy định như sau:
Nguồn lực ngân sách nhà nước
1. Ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
a) Chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng, hằng năm, một lần;
b) Chế độ ưu đãi về bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; chi giám định y khoa; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
c) Tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ;
d) Hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
đ) Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;
e) Chi phí quản lý bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ;
g) Đầu tư xây dựng, hỗ trợ hoạt động của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý;
h) Chi các khoản ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi sau đây:
a) Tổ chức lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ;
b) Chi tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, tổ chức lễ tang Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
c) Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
d) Chi thường xuyên của cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng và cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;
đ) Chi thăm hỏi, động viên người có công với cách mạng và gia đình nhân dịp lễ, tết;
g) Bảo đảm kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng do địa phương ban hành."
Như vậy, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định thì:
Chi phí quản lý bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là một trong các chính sách thuộc ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện do Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ.
Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng?
Căn cứ Điều 44 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng như sau:
Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh này.
2. Các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài.
3. Các nguồn lực hợp pháp khác."
Như vậy, có 3 nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.