Chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
- Việc thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Chi nhánh của Tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
- Gửi hồ sơ đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam đến cơ quan nào?
Việc thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định việc thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Khi phát hiện Chi nhánh thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Chi nhánh. Sở Tư pháp có tiến hành xem xét, xác minh.
Bước 2: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp phát hiện Chi nhánh hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập trong đó nêu rõ lý do và kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Chi nhánh.
Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Bộ Tư pháp có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Tư pháp.
Chi nhánh của Tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài bị chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
b) Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại Việt Nam đã chấm dứt hoạt động ở nước ngoài;
c) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp của địa phương nơi đặt trụ sở; đăng báo về việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tư pháp ra quyết định chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải thanh toán xong các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng lao động; hoàn tất các vụ việc đã nhận (đối với Chi nhánh), trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nộp lại Giấy phép cho Bộ Tư pháp; nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu.
3. Trong trường hợp Chi nhánh, Văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập thì Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đăng báo về việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này; thanh toán xong các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng lao động, hoàn tất các vụ việc đã nhận (đối với Chi nhánh), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc chấm dứt hoạt động có hiệu lực hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi Giấy phép có hiệu lực, Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải hoàn tất các thủ tục nêu trên và gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về việc chấm dứt hoạt động; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp.
Như vậy theo quy định trên Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau:
- Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài bị chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài.
- Tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh Việt Nam đã chấm dứt hoạt động ở nước ngoài.
- Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Điều 24 Nghị định 63/2011/NĐ-CP.
Chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Gửi hồ sơ đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam đến cơ quan nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thay đổi về tên gọi, lĩnh vực hoạt động, gửi hồ sơ đề nghị thay đổi về tên gọi, lĩnh vực hoạt động đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ đề nghị thay đổi gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép thành lập;
b) Bản chính Giấy phép thành lập của Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam và giấy tờ liên quan đến việc thay đổi (nếu có);
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị thay đổi, Bộ Tư pháp xem xét và ra văn bản chấp thuận; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản.
...
Như vậy theo quy định trên, muốn đăng ký thay đổi lĩnh vực hoạt động của chi nhánh của tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam thì gửi hồ sơ để Bộ Tư pháp để được giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.