Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn như thế nào?

Cho hỏi chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn như thế nào? - Câu hỏi của anh Quốc đến từ Lâm Đồng.

Nội dung chi nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn?

Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

Chi nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
1. Đối tượng và nội dung cụ thể thực hiện theo hiện hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Chi mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của địa phương. Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa:
- Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh: 1.000 triệu đồng/thiết chế; - Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 500 triệu đồng/thiết chế; - Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: 80 triệu đồng/thiết chế; - Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: 50 triệu đồng/thiết chế;
b) Chị hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn. Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa:
- Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 100 triệu đồng/01 tủ sách;
- Thư viện, tủ sách xã: 50 triệu đồng/01 tủ sách; - Tủ sách thôn: 30 triệu đồng/tủ sách;
c) Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn. Mức hỗ trợ tối đa:
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã là 50 triệu đồng/01 năm;
Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp thôn là 30 triệu đồng/01 năm;
d) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng hoạt động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này;
đ) Chi sản xuất và cấp phát ấn phẩm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về các mô hình tiêu biểu về bảo tồn văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2022/TT-BTC, định mức kinh tế - kỹ thuật do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật có liên quan;
e) Chi tổ chức các lớp tập huấn và truyền dạy theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Mức chi thực hiện theo các quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Như vậy, nội dung chi và mức chi cho nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn được thực hiện theo quy định nêu trên.

Nội dung chi nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn từ ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025?

Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn như thế nào? (Hình từ internet)

Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn như thế nào?

* Chi khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống:

Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

Chi khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống:
Nội dung, mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 34 Thông tư 15/2022/TT-BTC quy định như sau:

Nội dung và mức chi bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
2. Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
a) Nội dung chi
- Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống:
+ Khảo sát đánh giá về di sản văn hóa truyền thống ở cộng đồng;
+ Tập huấn cho cộng đồng về kiểm kê di sản văn hóa truyền thống;
+ Kiểm kê di sản văn hóa truyền thống;
+ Xây dựng danh mục kiểm kê di sản văn hóa truyền thống;
+ Xây dựng, tổng hợp, đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa truyền thống;
+ Báo cáo kết quả kiểm kê di sản văn hóa truyền thống;
+ Đánh giá kết quả kiểm kê di sản văn hóa truyền thống;
- Sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống
+ Tập huấn cho cộng đồng về sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống;
+ Triển khai sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống: phỏng vấn, điều tra, quay phim, chụp ảnh, lập bản đồ, báo cáo khoa học về di sản văn hóa truyền thống;
+ Trình diễn, trưng bày kết quả sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống;
+ Đánh giá kết quả sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống;
b) Mức chi theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thực tế phát sinh theo các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

* Chi bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

Căn cứ quy định tại Điều 27 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

Chi bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
1. Nội dung các hoạt động thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
2. Nội dung chi:
a) Chi xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới;
b) Chi bảo tồn văn hóa phi vật thể tại làng, bản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch;
c) Chi bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.
3. Mức chi thực hiện theo các quy định hiện hành, quy định tại Điều 5 Thông tư này, thực tế phát sinh theo các hợp đồng, hóa đơn, chứng từ hợp pháp và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Như vậy, nội dung chi và mức chi cho bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn được quy định cụ thể như trê.

Nguồn kinh phí chi nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 53/2022/TT-BTC như sau:

Nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình
1. Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg;
2. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các nội dung, nội dung thành phần của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 07/2002/QĐ-TTg.

Như vậy, nguồn kinh phí chi nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn được thực hiện theo quy định trên (là nguồn kinh phí sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,360 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào