Chi mua tin trong xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền trên mỗi vụ việc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường?
- Các khoản chi chung từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt là các khoản nào?
- Chi mua tin trong xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền triệu trên mỗi vụ việc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường?
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt thực hiện trên nguyên tắc nào?
Các khoản chi chung từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt là các khoản nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 18/2023/TT-BTC hướng dẫn như sau:
Nội dung chi và mức chi
1. Các khoản chi chung
a) Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;
b) Chi công tác phí, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn công tác xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
c) Việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa công cụ, phương tiện phục vụ trực tiếp cho hoạt động của lực lượng xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đấu thầu;
d) Chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật vi phạm; chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của các lực lượng xử phạt: Thực hiện theo chứng từ chi thực tế, theo hợp đồng của đơn vị cung ứng. Các nội dung chi nêu trên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện;
đ) Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
e) Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, các khoản chi chung từ ngân sách nhà nước cho hoạt động của các lực lượng xử phạt gồm:
- Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính;
- Chi công tác phí, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn công tác xử phạt vi phạm hành chính;
- Việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa công cụ, phương tiện phục vụ trực tiếp cho hoạt động của lực lượng xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đấu thầu;
- Chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật vi phạm; chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của các lực lượng xử phạt: Thực hiện theo chứng từ chi thực tế, theo hợp đồng của đơn vị cung ứng.
Các nội dung chi nêu trên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện;
- Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính;
- Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chi mua tin trong xử phạt vi phạm hành chính tối đa 50 triệu đồng trên mỗi vụ việc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)
Chi mua tin trong xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền triệu trên mỗi vụ việc thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường?
Nội dung này được đề cập tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 18/2023/TT-BTC về các khoản chi đặc thù như sau:
Nội dung chi và mức chi
...
2. Các khoản chi đặc thù
a) Chi phí mua tin (nếu có):
- Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 5.000.000 đồng. Riêng đối với xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 50.000.000 đồng. Trong trường hợp mức chi mua tin vượt mức tối đa nêu trên, thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
- Trường hợp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính không ra quyết định xử phạt, không bán được tang vật tịch thu do tiêu hủy tang vật, chuyển tài sản cho các cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì chi phí mua tin không quá 10% giá trị tang vật vi phạm hành chính và tối đa không quá 5.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, chi phí mua tin không quá 10% giá trị tang vật vi phạm hành chính và tối đa không quá 50.000.000 đồng. Cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Việc thanh toán chi mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán chi phí mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cung cấp tin, thủ quỹ, kế toán và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả.
b) Chi phụ cấp cho lực lượng trực tiếp xử phạt theo chính sách, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu có).
Theo đó, quy định trên nêu rõ về sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt, trong đó có các khoản chi đặc thù: Chi phí mua tin (nếu có).
Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 5 triệu đồng.
Riêng đối với xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 50 triệu đồng. Trong trường hợp mức chi mua tin vượt mức tối đa nêu trên, thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt thực hiện trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định vấn đề này như sau:
Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt
1. Kinh phí bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và cơ quan địa phương.
2. Kinh phí bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt của các Bộ, cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm. Kinh phí bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp.
3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt phải đúng mục đích, đúng nội dung, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước và Thông tư này.
Như vậy, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt thực hiện trên nguyên tắc trên.
Thông tư 18/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.