Chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý được lấy từ những nguồn nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí ra sao?
Chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý được lấy kinh phí từ những nguồn nào?
Căn cứ Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
Về nguồn kinh phí chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, Điều 2 Thông tư 42/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Nguồn kinh phí
1. Nguồn ngân sách nhà nước, gồm:
a) Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng;
b) Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
c) Dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách.
2. Nguồn kinh phí hợp pháp khác của các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương cử cán bộ đi học.
3. Nguồn tài trợ, hỗ trợ, huy động hợp pháp từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì kinh phí chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý được lấy từ 03 nguồn chính:
- Ngân sách nhà nước;
- Kinh phí hợp pháp khác của các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương;
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ, huy động hợp pháp từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
Chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý được lấy từ những nguồn nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý từ NSNN ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ quan; tổ chức; đơn vị; cá nhân được giao quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ quy định tại Thông tư này phải thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng (kinh phí thực hiện Kết luận số 39-KL/TW) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định tại Thông tư này và quy định về quản lý tài chính của cơ quan Đảng (nếu có); không sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực cho các nội dung chi đã và đang được ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được giao hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng.
3. Đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ; loại hình bồi dưỡng; chủ đề, nội dung nghiên cứu; nước đến; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Kết luận số 39-KL/TW, các quy chế và văn bản hướng dẫn do Ban Chỉ đạo ban hành, các quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Cán bộ được cử đi bồi dưỡng chỉ được hưởng 01 (một) chính sách đối với 01 (một) loại hình đào tạo theo quy định tại Thông tư này; không được hưởng nhiều chính sách cho cùng 01 (một) loại hình đào tạo đang được quy định tại các văn bản khác.
4. Cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ quan; tổ chức; đơn vị; địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí; đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện bồi dưỡng theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu theo nhiệm vụ được giao.
Như vậy, việc quản lý, sử dụng kinh phí chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý từ ngân sách nhà nước được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trêm.
Theo đó, việc quản lý, sử dụng kinh phí phải thực hiện đảm bảo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý ra sao?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 42/2023/TT-BTC có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Chế độ bồi dưỡng ngoài tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Thông tư này được áp dụng cho đến khi thực hiện chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành để triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
2. Đối với các lớp bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao đã thực hiện và hoàn thành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các cơ quan, đơn vị căn cứ quy định tại Thông tư này để quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
3. Đối với các lớp bồi dưỡng cán bộ được tổ chức bằng nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ, huy động hợp pháp từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước thì khuyến khích vận dụng thực hiện chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp cần có mức chi cao hơn thì cơ quan, đơn vị làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ quyết định cho phù hợp với khả năng nguồn kinh phí của đơn vị.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư này.
Như vậy, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thực hiện chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý theo nội dung quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.