Chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan có thể bị tạm đình chỉ khi nào?
- Chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan có thể bị tạm đình chỉ khi nào?
- Chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan bị đình chỉ áp dụng khi nào?
- Gia hạn việc áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm quản lý của Cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên là gì?
Chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan có thể bị tạm đình chỉ khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Thông tư 72/2015/TT-BTC có nội dung như sau:
Tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
1. Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan khi đã được cơ quan hải quan thông báo thì cơ quan hải quan tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày (Quyết định tạm đình chỉ theo mẫu 04/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trong thời hạn tạm đình chỉ, doanh nghiệp ưu tiên thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan, khắc phục sai sót (nếu có), cơ quan hải quan hủy Quyết định tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên (Quyết định hủy Quyết định tạm đình chỉ theo mẫu 05/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này).
Như vậy, hải quan tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên khi doanh nghiệp được ưu tiên thuộc 1 trong những trường hợp sau:
- Chưa thực hiện cung cấp cho cơ quan hải quan báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính định kỳ hàng năm.
- Chưa chấp hành các quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
- Chưa thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.
Chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan có thể bị tạm đình chỉ khi nào? (Hình từ Internet)
Chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan bị đình chỉ áp dụng khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Thông tư 72/2015/TT-BTC có nội dung như sau:
Đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên
1. Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên trong các trường hợp sau:
a. Doanh nghiệp không còn đáp ứng một trong các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Chương III Thông tư này;
b. Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên mà doanh nghiệp không thực hiện các quy định tại Điều 45 Luật Hải quan;
c. Doanh nghiệp đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã bị đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên thì trong 02 (hai) năm tiếp theo, doanh nghiệp không được Tổng cục Hải quan xem xét, công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
3. Quyết định đình chỉ theo mẫu 06/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy trong các trường hợp sau thì chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan bị đình chỉ áp dụng:
- Doanh nghiệp không còn đáp ứng một trong các điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên
- Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng chế độ ưu tiên mà doanh nghiệp không thực hiện cung cấp cho cơ quan hải quan báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính định kỳ hàng năm; Không chấp hành các quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan; Không thông báo cho cơ quan hải quan quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế, kế toán của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đề nghị dừng áp dụng chế độ ưu tiên.
Gia hạn việc áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC có quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của: Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp:
...
7. Gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên
...
Trong thời gian 03 (ba) tháng tính đến thời hạn gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan căn cứ các thông tin thu thập từ các Cục Thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu về kết quả quản lý, kết quả kiểm tra sau thông quan (nếu có) để quyết định gia hạn
Theo đó, việc gia hạn chế độ ưu tiên được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định nêu trên.
Trách nhiệm quản lý của Cơ quan hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên là gì?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 72/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BTC) quy định về trách nhiệm quản lý của Cơ quan hải quan trong việc quản lý doanh nghiệp ưu tiên như sau:
- Quản lý, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp ưu tiên. Tổng cục Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tuân thủ khi doanh nghiệp có yêu cầu.
- Hàng năm thu thập thông tin về việc tuân thủ pháp luật thuế, pháp luật hải quan của doanh nghiệp từ Cục Thuế; Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra việc duy trì các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên đối với các doanh nghiệp ưu tiên, các dự án đầu tư trọng điểm đã được công nhận và áp dụng chế độ ưu tiên khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động.
- Áp dụng các chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư này cho các doanh nghiệp ưu tiên.
- Thông báo và cập nhật danh sách doanh nghiệp ưu tiên và phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi để thực hiện chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.