Chế độ báo cáo, thông báo công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp?
- Chế độ báo cáo, thông báo công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp như thế nào?
- Nhiệm vụ tiếp công dân của các đơn vị nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp như thế nào?
- Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp là gì?
Viện trưởng VKSND tối cao vừa ký ban hành Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Chế độ báo cáo, thông báo công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về chế độ báo cáo, thông báo như sau:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; thông báo với Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngành Kiểm sát theo quy định của pháp luật; báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 31 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông báo đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Khi nhận được đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo hoặc thông báo về việc xử lý, giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết theo quy định của pháp luật.
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp khi xây dựng các báo cáo định kỳ phải có nội dung về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thuộc trách nhiệm của mình.
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong buổi họp giao ban định kỳ phải có nội dung về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Như vậy, chế độ báo cáo, thông báo công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp thực hiện như quy định trên.
Chế độ báo cáo, thông báo công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp?
Nhiệm vụ tiếp công dân của các đơn vị nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về nhiệm vụ của các đơn vị nghiệp vụ gồm:
- Khi được Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông báo việc tiếp công dân, các đơn vị nghiệp vụ phải cử ngay người có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định;
+ Trường hợp vì lý do khách quan mà chưa tiếp được thì phải hẹn ngày tiếp và thông báo cho Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu xét thấy cần phải tiếp công dân thì đơn vị có trách nhiệm làm giấy mời công dân và thông báo cho Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
- Trực tiếp thông báo kết quả xử lý đơn thuộc trách nhiệm của đơn vị mình khi có yêu cầu của công dân tại nơi tiếp công dân.
Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp là gì?
Tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 quy định về Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại như sau:
Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại
a) Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
…
b) Đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
…
c) Đơn vị kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình
…
d) Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình…
Như vậy, nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.