Chậm nộp báo cáo tài chính Quý 3/2023 thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Chậm nộp báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất? - Câu hỏi của anh B.A (Hải Phòng).

Báo cáo tài chính quý là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 giải thích về báo cáo tài chính như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Theo đó, báo cáo tài chính được hiểu là báo cáo cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các dòng tiền của doanh nghiệp được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Thông thường thì báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được nộp theo năm. Tuy nhiên, pháp luật có quy định một số đối tượng phải thực hiện nộp báo cáp tài chính theo quý. Do đó, có thể hiểu, báo cáo tài chính quý là báo cáo tài chính được nộp theo quý.

Chậm nộp báo cáo tài chính Quý 3/2023 thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Chậm nộp báo cáo tài chính Quý 3/2023 thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Thời gian nộp báo cáo tài chính quý 3/2023 là khi nào?

Theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì thời hạn nộp báo cáo tài chính Quý 3 năm 2023 như sau:

(1) Đối với doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

Ví dụ: Kỳ kế toán quý 3/2023 là từ 01/7/2023 đến 30/9/2023 thì thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý 3 năm 2023 là 20/10/2023. Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì chậm nhất là ngày 14/11/2023.

- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

(2) Đối với các loại doanh nghiệp khác

Hiện hành, pháp luật không bắt buộc các doanh nghiệp còn lại phải lập báo cáo tài chính quý. Tuy nhiên theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 Thông tư 96/2020/TT-BTC có quy định như sau:

Công bố thông tin định kỳ
...
3. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có).
a) Báo cáo tài chính quý phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, được lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
b) Toàn văn báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có) phải được công bố đầy đủ, kèm theo kết luận soát xét và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp báo cáo tài chính quý được soát xét có kết luận soát xét không phải là kết luận chấp nhận toàn phần;
c) Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý
Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn công bố báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn đã thực hiện công bố Báo cáo tài chính quý đã được soát xét trong thời hạn quy định của Báo cáo tài chính quý thì không phải thực hiện công bố Báo cáo tài chính quý.

Như vậy, đối với tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Trường hợp tổ chức niêm yết cổ phiếu, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng thì phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý.

Chậm nộp báo cáo tài chính thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:

Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;

- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Khung 2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Khung 3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;

- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Khung 4: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,940 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào